Hầu hết những người mắc bệnh về gan đều thường xuyên gặp phải tình trạng tiêu chảy. Thế nên, để nhận biết cơ quan gan có khỏe mạnh hay không thì cứ chú ý nhiều tới các vấn đề khác thường ở đường tiêu hóa là rõ ngay. Nếu thường xuyên bị tiêu chảy thì nên đi khám gan càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, có 3 tín hiệu khác cũng ngầm cảnh báo cơ quan gan đang hoạt động không ổn chút nào. Đặc biệt, nó còn có đặc điểm rõ rệt là "2 vàng, 1 hôi" xuất hiện trên cơ thể. Cùng tìm hiểu xem đó là những tín hiệu nào để chủ động phòng tránh bệnh gan từ sớm nhé!
*2 vàng:
Tròng trắng mắt có màu vàng
Khi chức năng gan kém thì cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện như da vàng hay tròng trắng mắt có màu vàng. Mắt vàng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy túi hoặc ống dẫn mật bị ảnh hưởng.
Sau khi mắc bệnh gan, hiệu quả trao đổi chất sẽ làm việc chậm và yếu hơn, đồng thời quá trình chuyển hóa bilirubin cũng gặp trở ngại nên dễ làm hàm lượng bilirubin trong máu tăng cao. Điều này sẽ làm tròng trắng mắt có màu vàng, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe
Nước tiểu có màu vàng sậm
Khi mắc bệnh về gan, màu sắc của nước tiểu cũng sẽ có màu vàng sậm bất thường. Việc nước tiểu thường xuyên có màu vàng sậm cũng ảnh hưởng từ sự gia tăng hàm lượng bilirubin trong cơ thể.
Bilirubin là sắc tố chính trong mật, có màu vàng, được chuyển hóa chủ yếu qua gan nên nếu mắc bệnh về gan thì hiển nhiên hàm lượng bilirubin trong cơ thể sẽ tăng lên. Hậu quả là một phần sẽ được thải ra ngoài qua hệ tiết niệu và khiến nước tiểu chuyển màu vàng sậm bất thường.
*1 hôi:
Hôi miệng
Về mặt sinh lý, hôi miệng là hiện tượng rất phổ biến và cách điều trị thông thường nhất là chăm sóc răng miệng thường xuyên hơn.
Nếu thấy miệng tỏa ra mùi hôi như mùi amoniac nồng nặc và dù đã đánh răng nhiều lần vẫn không cải thiện thì bạn nên đi kiểm tra gan mật ngay. Sau khi bệnh gan khởi phát, hiệu quả trao đổi chất sẽ trở nên thấp, dẫn đến hàm lượng amoniac trong máu tăng lên. Một phần sẽ được thải ra ngoài khi thở và nói, đồng thời phát ra mùi hôi amoniac nồng nặc.
Nguồn và ảnh: Sohu, Internet