Bắp cải - "nhân sâm" trong các loại rau
Các chuyên gia Nhật Bản đã từng ví bắp cải như là nhân sâm trong các loại rau bởi những giá trị dinh dưỡng bên trong. Bản thân bắp cải có chứa vitamin B, C, K, ngoài ra còn có chứa khoáng chất như canxi, phốt pho, kali, sắt và nguyên tố vi lượng khác. Cứ 100gr bắp cải chứa 1,3g chất xơ, đối với những người muốn giảm cân thì bắp cải đúng là "siêu thực phẩm" bởi ăn bắp cải có thể làm tăng cảm giác no.
Trong Đông y cũng khẳng định giá trị dinh dưỡng mà bắp cải mang lại như: ích nội tạng, ích khớp, khai thông khí trong kinh lạc, cải thiện tai mắt, ăn lâu ngày sẽ ích thận, điều chỉnh lục phủ ngũ tạng.
1. Bảo vệ dạ dày và cải thiện các vấn đề về dạ dày
Các nghiên cứu của Nhật Bản đã phát hiện ra rằng thioglycosides trong bắp cải có thể tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori và có tác dụng ức chế viêm dạ dày, vitamin U có trong bắp cải có thể chống loét, giúp sửa chữa các mô và màng nhầy bị thương trong cơ thể, làm dịu những tổn thương do viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Chất xơ dồi dào trong bắp cải có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón.
2. Giảm nguy cơ mắc 4 loại ung thư
Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ (NCI) đã tổng kết nghiên cứu trong nhiều năm và khẳng định rằng các loại rau họ cải như bắp cải có thể làm giảm nguy cơ mắc 4 loại ung thư: ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt bởi bên trong các loại rau họ cải có chứa indole và isothiocyanates giúp ức chế sự phát triển của ung thư.
3. Ngăn ngừa loãng xương
Bắp cải rất giàu vitamin K, có tác dụng đông máu tốt, nhanh chóng làm lành vết thương, đồng thời có thể giúp hấp thụ canxi, ổn định canxi cho xương và răng, thúc đẩy sự phát triển của xương, ngăn ngừa loãng xương.
4. Chống oxy hóa và chống lão hóa
Bắp cải có tác dụng chống oxy hóa và lão hóa rất tốt, chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa phong phú khác. Nhưng không nên nấu quá lâu để tránh mất dinh dưỡng, luộc bắp cải không quá 30 phút.
5. Giải độc
Sulforaphane cũng có thể tăng khả năng giải độc của hệ thống enzyme trong cơ thể.
6. Bảo vệ tim mạch
Trong đó đặc biệt là bắp cải tím, liên quan nhiều đến chất anthocyanins mà nó chứa. Các nghiên cứu đã xác nhận rằng chất anthocyanins có thể làm giảm nguy cơ đau tim và bắp cải tím chứa tới 36 loại anthocyanins.
7. Điều chỉnh lượng đường trong máu
Chất xơ trong bắp cải rất phong phú, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, nguyên tố crom trong bắp cải cũng có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu.
Bắp cải được chế biến theo nhiều cách khác nhau, có thể ăn sống, xào, chần, luộc, nấu canh, là thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin, bổ dưỡng, ngọt mát được nhiều người yêu thích. Chuyên gia dinh dưỡng Trần Mạn Linh (Đài Trung - Đài Loan) trong chương trình về dinh dưỡng do chính cô thực hiện chỉ ra rằng thành phần "vitamin U" trong bắp cải là một loại thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa tự nhiên, nhưng cũng nhắc nhở rằng có 3 nhóm người không thích hợp ăn sống hoặc ăn quá no.
Chuyên gia dinh dưỡng Trần Mạn Linh trong chương trình "Mạn Mạn nói về dinh dưỡng"
Cực bổ nhưng không phải ai cũng thích hợp ăn bắp cải
Chuyên gia dinh dưỡng Trần Mạn Linh cũng nhắc nhở, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp, nhu động đường tiêu hóa kém, dễ đầy hơi không thích hợp ăn sống, cũng không nên ăn quá nhiều bắp cải. Còn đối với những người khỏe mạnh khác, muốn chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa có thể ăn bắp cải cắt nhỏ ở mức độ vừa phải, đặc biệt bắp cải được sản xuất trong mùa đông xuân có hàm lượng vitamin C cao hơn.
Làm cách nào để mua được bắp cải ngọt và tươi?
Nhìn bề ngoài: Bắp cải chất lượng cao phải chắc, bó chặt và giòn, tốt nhất không nên mua bắp cải bị sâu bọ đốt, lá vàng, nứt và thối.
Trọng lượng: Bắp cải được cuộn chặt, chắc tay nên khi cầm có cảm giác nặng tay.
Nhìn màu sắc: bắp cải có lá xanh và bóng thường ngon hơn, trong khi lá trắng có vị kém hơn một chút.
Ấn nhẹ bề mặt bắp cải: Dùng ngón tay cái ấn nhẹ lên bề mặt bắp cải, chất lượng bắp cải có vết lõm nhẹ là tốt hơn.
Nguồn và ảnh: Health ETtoday, @dietitian_miranda, Pinterest