Người phụ nữ 36 tuổi bị suy đa tạng do nhiễm khuẩn Salmonella vì thường xuyên ăn loại thực phẩm tươi sống mà nhiều người yêu thích

A Fang, một phụ nữ 36 tuổi sống ở Thâm Quyến (Trung Quốc), vốn sức khỏe rất tốt bỗng bị đau bụng, tiêu chảy, sốt và các triệu chứng khác. Đi khám thì phát hiện thận, hệ tiêu hóa và mạch máu... đều bị rối loạn, suy đa tạng do nhiễm khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.

Theo tờ Quảng Châu Nhật báo của Trung Quốc, A Fang, một phụ nữ 36 tuổi sống ở Thâm Quyến, vốn có sức khỏe rất tốt lại đột nhiên bị đau bụng, tiêu chảy, sốt và các triệu chứng khác. Tháng trước, khi gặp phải tình trạng này, cô đã tự uống thuốc trong suốt 3 tuần vẫn không thấy khỏe hơn, sốt cao đến 40 độ C, thậm chí đầu óc còn lơ mơ và không phản ứng nhanh. Cô đã đến Bệnh viện Trung ương 6 thuộc Đại học Yat-Sen để điều trị.

Sau khi A Fang nhập viện, trạng thái tinh thần kém, thở gấp, thần kinh tỉnh táo, xuất hiện nhiều vết xuất huyết trên da và kết mạc. Cô cũng bị sốc nhiễm trùng nặng, tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng. Sau đó, cô chỉ có thể mở mắt và gật đầu đáp lại những chỉ định của bác sĩ, nhiều hệ thống cơ quan như thận, tiêu hóa, máu… đều bị rối loạn chức năng cần được đưa đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

Người phụ nữ 36 tuổi bị suy đa tạng do nhiễm khuẩn Salmonella vì thường xuyên ăn loại thực phẩm tươi sống mà nhiều người yêu thích - Ảnh 1.

Khi bác sĩ hỏi thêm về thói quen ăn uống của A Fang thì được biết cô thường ăn đồ sống và lạnh như sushi, cô ấy đã ăn rất nhiều sushi trước khi bị bệnh. Sau đó, bác sĩ xác định A Fang có biểu hiện nặng như vậy là do cô đã ăn phải thức ăn sống và lạnh bị nhiễm khuẩn khiến một lượng lớn vi khuẩn Salmonella xâm nhập vào máu qua đường tiêu hóa.

Yang Chunhua, Trưởng khoa Cấp cứu của Bệnh viện trực thuộc thứ 6 Đại học Tôn Trung Sơn, cho biết bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Salmonella thường phát sốt, tiêu chảy và các triệu chứng khác trong vòng 1 đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm; bệnh nhân bị nhiễm trùng máu. Do đó, người dân được nhắc nhở đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt nếu họ xuất hiện các triệu chứng khó chịu như nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt.

Salmonella không phân hủy và sử dụng protein nên rất khó để đánh giá thực phẩm có bị nhiễm khuẩn bằng mắt thường hay khứu giác hay không. Salmonella là một nhóm vi khuẩn lớn có hình thái và cấu trúc tương tự, hơn 2.000 loài vi khuẩn đã được phát hiện, bao gồm cả trực khuẩn thương hàn. Salmonella không dễ sinh sôi trong nước nhưng chúng có thể sống được 2 tuần, trong tủ lạnh có thể tồn tại từ 3 đến 4 tháng.

Theo Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Hồng Kông, các nguồn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến do vi khuẩn Salmonella gây ra là thịt chưa chín, các sản phẩm từ thịt, thịt gia cầm, sữa chưa tiệt trùng, trứng sống và các sản phẩm từ trứng.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng, hoặc sốt. Nếu bạn không được điều trị kịp thời, có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng và tử vong, chẳng hạn như mất nước và nhiễm trùng huyết.

Người phụ nữ 36 tuổi bị suy đa tạng do nhiễm khuẩn Salmonella vì thường xuyên ăn loại thực phẩm tươi sống mà nhiều người yêu thích - Ảnh 3.

Cách ngăn ngừa nhiễm khuẩn Salmonella

1. Để riêng các dụng cụ nhà bếp cho thức ăn sống và thức ăn chín, đồng thời tránh để thức ăn sống và thức ăn chín vào cùng một khu vực và trên cùng một tầng trong tủ lạnh. Đặt thức ăn chín ở lớp trên và thức ăn sống ở lớp dưới để tránh lây nhiễm chéo.

2. Trước khi ăn trái cây và rau sống, hãy đảm bảo rửa chúng bằng vòi nước đang chảy.

3. Thực phẩm đã nấu chín tốt nhất nên bảo quản ở nhiệt độ thấp dưới 10 độ C, và phải đun ở nhiệt độ cao trên 80 độ C trong hơn 15 phút trước khi ăn.

4. Chú ý vệ sinh tay trong sinh hoạt, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

5. Không ăn thịt sống hoặc thịt chưa nấu chín kỹ, không ăn trứng sống, không uống sữa tươi.

Nguồn và ảnh: TOPick, Southern Metropolis Daily