Chương “trắng” – viết tiếp trang sử hào hùng
Việt Nam trải qua một hành trình dài chống giặc oanh liệt, gắn liền với những sắc đỏ. Từ thuở sơ khai, màu đỏ đồng của chiếc nỏ Liên Châu đã bắn tan hàng rào của giặc phương Bắc. Dòng sông Bạch Đằng đã 3 lần nhuốm đỏ; mộc bản “chiếu dời đô” hay những bảng vàng tiến sĩ cũng mang trên mình màu đỏ nâu; quốc kỳ Việt Nam có ngôi sao vàng giữa nền đỏ rực rỡ tượng trưng cho nhiệt huyết, sự chiến đấu và chiến thắng. Tất cả những màu đỏ nổi bật lên giữa nền lịch sử, là minh chứng cho những quyết tâm không ngơi nghỉ để bảo vệ, gìn giữ biên cương và thúc đẩy đất nước đi lên.
Đến thời bình, những cuộc chiến vì con người có “hình thù” khác hơn với một chương mới mang sắc trắng - biểu tượng của an sinh và nhân đạo, tiếp nối trọn vẹn sứ mệnh bảo vệ sức khỏe con người. Chúng ta lại gồng mình chiến đấu với virus, vi khuẩn, với những căn bệnh quái ác với tinh thần quyết liệt chống dịch không khác gì chống giặc.
Năm 2003, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới được WHO công nhận là khống chế được hoàn toàn dịch SARS này. Đến năm 2020, một lần nữa chúng ta lại ghi dấu lịch sử trước cuộc chiến chống làn sóng Covid-19 tràn đến. Các y bác sĩ với chiếc “áo giáp” blouse trắng tại miền dịch đứng lên kiên cường như cách vị Thánh Gióng trong truyền thuyết đuổi giặc, củng cố niềm tin cho mong ước vượt dịch an toàn của tất cả mọi người.
Truyện kể về những “Thánh Gióng thời dịch”
Tương truyền rằng, cậu bé Gióng sinh ra đến 3 tuổi vẫn không biết nói, nhưng khi nghe tin sứ giả tìm người tài giỏi đánh đuổi giặc Ân, Gióng liền cất tiếng đầu tiên dõng dạc xin đi đánh giặc, chẳng chút nao núng.
Quay lại hiện tại, ý chí quyết tâm đó vẫn hiện rõ trên từng bản tin cập nhật hàng loạt các bác sĩ cũng đã tự nguyện xin được điều đến vùng tâm dịch để điều trị bệnh nhân, kịp thời xử lý những khó khăn của khu vực “hỏa tuyến”. Cụ thể, 18 y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đã tình nguyện tham gia trực tiếp trong công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân bị nhiễm Covid-19; bác sĩ của Hà Nội tự nguyện đến Vĩnh Phúc để hỗ trợ chống dịch suốt mùa cách ly căng thẳng, hay mới đây nhiều đoàn y bác sĩ từ Hải Phòng, Bình Định, TP.HCM cũng đã lên đường nhanh chóng chi viện, tiếp đỡ gánh nặng cho Đà Nẵng trong những ngày “đỏ lửa”.
Khi trên chiến trường, vũ khí duy nhất là cây gậy sắt bị gãy đôi, Thánh Gióng vẫn quật cường linh hoạt ứng biến, lấy bụi tre bên đường làm vũ khí quét giặc Ân đổ rạp. Thì bác sĩ cũng nhanh nhạy, chủ động ứng phó trong việc chẩn đoán và lên phác đồ điều trị.
Được biết virus SARS-CoV-2 vừa lan truyền vừa tiếp tục biến đổi gene tạo ra nhiều chủng mới, riêng tại Việt Nam đã phát hiện 6 chủng, khác hẳn với chủng tại Vũ Hán (Trung Quốc). Nếu trong đợt dịch trước, ta có 3 ca bệnh nặng, thì nay ngành y tế còn phải đối mặt với áp lực nhiều hơn thế, do chủng mới nhất có khả năng lây lan cao hơn, đặc biệt đối với các bệnh nhân cao tuổi, có bệnh lý nền. Nhưng, chẳng hề lùi bước, những anh hùng áo trắng vẫn cố gắng theo dõi, nghiên cứu, ứng biến với những thay đổi khó lường của loài virus này từng ngày để kịp thời cập nhật cho phác đồ điều trị lần thứ 4 nói chung, và đưa ra hướng tiếp cận phù hợp với từng tình trạng bệnh nói riêng.
Và đến cuối cùng, ngay trước bậc thềm vinh quang chiến thắng, Thánh Gióng đã không màng danh vọng, không đợi nhận sự tung hô hư vinh mà một mình một ngựa bay thẳng về trời. Những bác sĩ cũng vậy. Hy sinh ngày đêm thầm lặng, cố gắng bằng hết tâm sức không phải để đối lấy Tổ quốc nhớ công, chỉ mong đến ngày Việt Nam dõng dạc công bố hết dịch hoàn toàn, những bệnh nhân được sống và khỏe mạnh, rồi họ lại quay về với cuộc sống bình thường trước đây. Tất cả niềm mong mỏi đó, dù là xuất hiện trong những khuôn vẻ khác nhau, những hành động khác nhau, dù là truyện và thực thì đều được đúc tạc từ tấm lòng yêu nước, thương dân và cái tâm với nghề thật đẹp.
Tài trợ 11 tỷ đồng sản phẩm sạch khuẩn Lifebuoy “Tri ân y bác sĩ – các “Thánh Gióng mùa Cô-Vy”
Phải chăng một câu chuyện đẹp sẽ khó thành nhanh, khó vẹn tròn nếu không có những bàn tay tiếp sức. Nếu dân làng cùng nhau nấu cơm nuôi Gióng, thì sự đồng lòng của người dân Việt Nam trong giai đoạn này là không thể chối bỏ. Ai nấy đều nâng cao ý thức tự cách ly, đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ cũng như khai báo di chuyển thành thật để dễ kiểm soát, truy vết. Ở đó, màu đỏ của Lifebuoy cũng xuất hiện, đáp lời kêu gọi của nhà nước, chung tay gửi gắm sự biết ơn và niềm tin tới “Thánh Gióng 4.0” - những bác sĩ quên mình - bằng những hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần.
Hơn 68.000 chai xà phòng rửa tay và hơn 48.000 chai gel rửa tay khô (tổng giá trị lên đến 11 tỷ đồng), được nhanh chóng gửi đến khắp 500 bệnh viện gồm bệnh viện Trung ương, bệnh viện cấp tỉnh, viện Pasteur và Cục Y tế dự phòng, trở thành vũ khí và tường thành vững chắc cùng ngành y trên từng nẻo đường đánh dịch, bảo vệ người dân. Đồng thời, 2.000 chai nước rửa tay khô 50ml kèm túi đựng mang hình ảnh Thánh Gióng cũng được dành tặng riêng cho các y bác sĩ tuyến đầu, như một món quà nhỏ lưu giữ trọn vẹn niềm tự hào dân tộc của những người con đất Việt.
Trước hình ảnh Thánh Gióng hạ gục được giặc ngoại xâm, đem lại cuộc sống an yên cho người Việt, thì chúng ta cũng hoàn toàn có quyền tin rằng lịch sử sẽ lặp lại, được quyền hy vọng bình yên mới sẽ lại được sinh ra một lần nữa, đẩy lùi trạng thái phức tạp về phía sau vì bác sĩ tuyến đầu cũng như toàn bộ đất nước đang đồng lòng vững bước tiến lên.