Phản ứng sau tiêm vắc-xin COVID-19 ở trẻ 12-17 tuổi như thế nào?

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, phản ứng sau tiêm vắc-xin ở trẻ 12-17 tuổi hoàn toàn tương tự như người lớn.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 06:20 02/11/2021
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm nay
TỔNG +5.595 921.881 22.096 48
1 TP.HCM +927 433.069 16.577 25
2 Hà Nội +57 4.692 59 0
3 Bình Dương +682 233.793 2.434 11
4 Đồng Nai +657 66.383 579 2
5 Kiên Giang +469 9.450 84 0
6 Bạc Liêu +382 3.549 34 3
7 An Giang +215 11.087 136 0
8 Sóc Trăng +194 5.218 52 1
9 Bình Thuận +167 5.440 68 0
10 Đắk Lắk +164 4.238 16 0
11 Tiền Giang +163 16.807 415 0
12 Tây Ninh +157 11.048 160 1
13 Cần Thơ +149 7.238 128 2
14 Bà Rịa - Vũng Tàu +109 4.801 51 0
15 Long An +100 34.874 494 0
16 Hà Giang +98 891 0 0
17 Đồng Tháp +89 9.850 266 1
18 Bình Phước +72 1.806 12 0
19 Trà Vinh +72 2.892 19 0
20 Phú Thọ +70 787 0 0
21 Cà Mau +68 1.868 14 1
22 Ninh Thuận +62 1.500 31 1
23 Bắc Ninh +50 2.104 14 0
24 Vĩnh Long +50 2.714 60 0
25 Hậu Giang +47 1.409 2 0
26 Bến Tre +37 2.441 71 0
27 Thanh Hóa +34 1.033 6 0
28 Kon Tum +29 267 0 0
29 Lâm Đồng +25 544 2 0
30 Hà Nam +23 1.052 0 0
31 Nghệ An +22 2.440 18 0
32 Thừa Thiên Huế +22 1.169 11 0
33 Khánh Hòa +21 9.015 101 0
34 Gia Lai +18 1.719 5 0
35 Quảng Ngãi +14 1.615 7 0
36 Quảng Nam +14 1.269 5 0
37 Quảng Bình +13 1.956 6 0
38 Nam Định +10 320 1 0
39 Bình Định +9 1.678 16 0
40 Bắc Giang +9 5.919 14 0
41 Phú Yên +5 3.150 34 0
42 Lào Cai +4 141 0 0
43 Thái Nguyên +4 22 0 0
44 Vĩnh Phúc +3 270 3 0
45 Hà Tĩnh +3 523 5 0
46 Tuyên Quang +2 19 0 0
47 Quảng Trị +2 481 2 0
48 Hòa Bình +1 19 0 0
49 Thái Bình +1 112 0 0
50 Hải Phòng 0 42 0 0
51 Ninh Bình 0 104 0 0
52 Yên Bái 0 15 0 0
53 Điện Biên 0 66 0 0
54 Bắc Kạn 0 6 0 0
55 Quảng Ninh 0 33 0 0
56 Lai Châu 0 16 0 0
57 Đắk Nông 0 916 7 0
58 Hưng Yên 0 316 1 0
59 Sơn La 0 291 0 0
60 Đà Nẵng 0 4.971 74 0
61 Lạng Sơn 0 222 1 0
62 Hải Dương 0 201 1 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 01/11/2021

Số mũi đã tiêm toàn quốc

83.254.403

Số mũi tiêm hôm qua

1.203.240


Theo TS Hồng, sau tiêm, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút, tiếp tục theo dõi 28 ngày sau tiêm, đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu. Lưu ý, trong vòng 3 ngày đầu sau tiêm luôn có người hỗ trợ 24/24 (bố mẹ, người giám hộ...). Đồng thời, trẻ cần tránh vận động mạnh.

Phản ứng sau tiêm vắc-xin COVID-19 ở trẻ 12-17 tuổi như thế nào? - 1

Vắc-xin phòng COVID-19. 

Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho biết, phản ứng phụ sau tiêm là viêm cơ tim rất hiếm gặp, không mong muốn cũng đã được ghi nhận ở một số nước là viêm cơ tim. Tuy nhiên, số liệu này rất hiếm gặp. Sau tiêm vắc-xin, cùng với việc trẻ hoạt động mạnh làm tăng thêm áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim trở nên trầm trọng hơn. Cũng vì thế, trong 3 ngày đầu sau tiêm trẻ không nên chạy nhảy, hoạt động thể thao quá mức.

Thống kê trên thế giới cho thấy, viêm cơ tim xảy ra nhiều hơn ở mũi thứ 2, ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái có thể gấp từ 6 đến hơn 10 lần, tùy từng nghiên cứu và ở các quốc gia khác nhau. Số liệu này chỉ là số liệu ban đầu vì hiện mới có trên 36 quốc gia sử dụng vắc-xin Pfizer tiêm cho trẻ, và cũng mới sử dụng vài tháng gần đây.

Trước lo ngại của phụ huynh việc tiêm vắc-xin COVID-19 gây biến đổi gen, TS Hồng cho biết, vắc-xin sử dụng tiêm phòng cho trẻ là vắc-xin Pfizer và Moderna đã được phê duyệt có thành phần mRNA của virus hoàn toàn không có tương tác với ADN của người. Do đó, việc tiêm vắc-xin không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gen, hay ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe sinh sản (rối loạn vô sinh) hay ung thư như các phụ huynh đang lo lắng.

"Cho đến nay, chúng tôi chưa nhìn thấy mối liên quan giữa việc sử dụng vắc-xin và sức khỏe của trẻ. Tiêm vắc-xin là một biện pháp phòng bệnh bền vững, phòng bệnh chủ động", TS Hồng cho hay.

Còn theo PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, bản thân ông chưa thấy có dữ liệu về tử vong ở trẻ do viêm cơ tim sau tiêm vắc-xin. Đây là điều cần lưu ý. Dù phản ứng phụ này xảy ra với tỷ lệ thấp nhưng Bộ Y tế cũng mời chuyên gia đến để tập huấn cho các địa phương để làm thế nào để nhận biết sớm nhất các dấu hiệu của viêm cơ tim, viêm ngoài màng tim.

Cha mẹ cần chú ý khi thấy con mệt, nhịp tim nhanh,... triệu chứng muộn hơn là huyết áp thấp. Dù vậy, các gia đình không cần quá lo lắng, trong quá trình tiêm và sau tiêm theo dõi con cẩn thận.

Theo quyết định số 5002/QĐ- BYT về việc "Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin COVID-19 cho trẻ em”, ở phần sàng lọc, bảng kiểm tra trước tiêm chủng vắc-xin COVID-19 đối với trẻ em gồm có các yêu cầu như: Đo thân nhiệt, nhịp tim. Có 8 yếu tố mà người khám sàng lọc cần quan tâm, đó là:

- Hỏi tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc-xin COVID-19;

- Đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển;

- Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào;

- Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi;

- Mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu;

- Nghe tim, phổi bất thường;

- Phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…);

- Các chống chỉ định, trì hoãn khác (nếu có cần ghi rõ).

Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ: Nếu trẻ đủ điều kiện, tiêm chủng ngay khi trẻ không có điểm bất thường và không có chống chỉ định tiêm vắc-xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.