Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống dần nâng cao kéo theo hàng núi công việc khiến con người bận rộn hơn. Chính vì vậy, chúng ta cứ mải chạy theo guồng quay của cuộc sống mà bỏ bê sức khỏe, để rồi tới một ngày, bệnh tật sẽ phát triển và ảnh hưởng tới tuổi thọ về sau.
Mỗi năm, các chuyên gia đều khuyên bạn nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần, nhằm nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình đang có vấn đề gì hay không. Vậy nên, nếu quá bận rộn với công việc, bạn nên làm ngay 4 cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà như sau để phát hiện sớm những căn bệnh tiềm ẩn, từ đó đưa ra phương án xử lý sớm nhất.
1. Bóp chặt đầu ngón tay để kiểm tra cơ thể có mắc bệnh ở phổi, tim, đại tràng, ruột hay không
Bài kiểm tra này khá đơn giản, chỉ cần lấy ngón tay cái và ngón trỏ phải bóp vào đầu ngón tay cái bên trái. Sau đó giữ nguyên trong vòng 3-5 giây rồi làm tương tự với các ngón tay khác.
Khi bạn thả tay ra, nếu cơ thể đang khỏe mạnh thì máu sẽ dồn về lại trong khoảng 2 giây, làm ngón tay hồng hào trở lại. Nhưng ngược lại, nếu thấy đau ngón tay thì rất có thể bạn đang gặp những vấn đề tiềm ẩn sau:
- Đau ngón tay cái: Đang có bệnh ở phổi.
- Đau ngón trỏ: Đang có vấn đề ở đại tràng, dễ bị táo bón.
- Đau ngón giữa và ngón áp út: Đang có bệnh ở tim.
- Đau ngón út: Dấu hiệu có bệnh ở ruột non.
2. Nắm chặt tay thành nắm đấm để kiểm tra mạch máu hoạt động tốt không
Cũng tương tự như bài kiểm tra trước, bạn chỉ cần nắm chặt tay lại thành nắm đấm và giữ nguyên ở cùng một vị trí. Sau 30 giây mở tay ra, bạn sẽ thấy lòng bàn tay chuyển sang màu trắng. Nguyên nhân là do các mạch máu bị ép lại, gây hạn chế lưu lượng máu đến tay.
Tuy nhiên khi thả lỏng bàn tay ra, máu lại ùa về và làm hồng tay lại có nghĩa là mạch máu hoạt động tốt, hệ tuần hoàn đang rất khỏe mạnh. Nhưng nếu phải mất một thời gian dài để lòng bàn tay hồng hào trở lại thì hãy cẩn thận, đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ cứng động mạch.
3. Kéo căng cơ mông để kiểm tra cơ bắp
Thực hành bài kiểm tra này bằng cách như sau: Nằm úp xuống sàn trong tư thế thoải mái, giữ nguyên hai cánh tay thẳng bên hông. Tiếp theo, giữ chân trái thẳng và từ từ nâng chân phải lên, để yên tư thế này trong 30 giây.
Nếu bạn làm điều này mà không vấp phải bất cứ trở ngại nào, hãy yên tâm vì sức khỏe đang rất dồi dào. Còn ngược lại, nếu cả người dần đau nhức, mệt mỏi thì bạn rất có thể đang có vấn đề ở cơ bắp mạnh nhất cơ thể - gluteus maximus.
Nằm xuống thẳng, giữ nguyên tay và giơ chân phải lên có thể phát hiện bệnh sớm.
4. Kiểm tra bụng và cột sống
* Cách 1:
Hãy nằm úp song song trên mặt sàn với 2 tay và 2 chân thẳng theo thân người. Sau đó từ từ nâng cả 2 chân lên cao nhất có thể, giữ nguyên vị trí này trong 30-35 giây.
Nếu cơ thể không xuất hiện gì khác thường, không co giật chân hoặc di chuyển chúng thì cơ thể bạn vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không thể làm được bài kiểm tra này hoặc chật vật khi thực hiện thì đồng nghĩa cột sống và bụng của bạn đang gặp vấn đề, cần khẩn trương đến bệnh viện kiểm tra.
Cột sống và bụng của bạn đang có vấn đề nếu không thực hiện được bài kiểm tra này.
* Cách 2:
Bạn nằm úp xuống sàn nhà với tư thế thoải mái, giữ bụng luôn chạm mặt đất và nâng phần thân trên lên cao (bao gồm cả tay). Cố gắng duy trì tư thế này trong 30-35 giây.
Cũng giống như những bài kiểm tra khác, nếu bạn làm được mà không gặp trở ngại thì sức khỏe vẫn đang ổn định. Còn ngược lại thì bạn có thể đang có vấn đề tại cột sống.
Nằm thẳng và nâng phần thân trên lên sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh về cột sống.
Tuy những phương pháp này có thể phát hiện sớm bất thường trong cơ thể, nhưng thực tế, chúng không thể thay thế hoàn toàn những bài kiểm tra sức khỏe định kỳ của bác sĩ. Một khi trong người bắt đầu xuất hiện những triệu chứng kỳ lạ, hãy đi khám sớm để kịp thời điều trị.
Theo Brightsid