Việt Nam ứng phó với biến thể Omicron như thế nào?

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến sáng 30/11, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 với biến chủng Omicron. Việt Nam chủ động phối hợp với WHO và CDC Hoa Kỳ ứng phó với biến chủng Omicron.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 07:45 02/12/2021
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm nay
TỔNG +14.506 1.247.358 25.413 196
1 TP.HCM +1.675 472.133 17.968 68
2 Hà Nội +467 10.947 65 1
3 Cần Thơ +989 18.805 248 6
4 Sóc Trăng +757 16.083 106 2
5 Bà Rịa - Vũng Tàu +756 16.315 62 0
6 Tây Ninh +729 29.120 281 13
7 Bình Dương +642 282.926 2.743 19
8 Đồng Tháp +610 22.580 328 6
9 Vĩnh Long +585 11.921 104 3
10 Bình Thuận +584 17.569 136 4
11 Bình Phước +515 8.219 17 0
12 Đồng Nai +509 87.702 767 20
13 Cà Mau +507 9.505 47 2
14 Kiên Giang +479 20.601 241 13
15 Bến Tre +419 8.211 88 2
16 Bạc Liêu +402 14.313 128 5
17 Khánh Hòa +365 13.745 114 1
18 Đắk Lắk +342 8.013 34 0
19 Hậu Giang +291 5.544 13 0
20 An Giang +244 23.042 391 17
21 Trà Vinh +240 8.263 37 1
22 Bình Định +234 4.480 22 0
23 Lâm Đồng +222 2.872 7 0
24 Tiền Giang +142 24.655 561 8
25 Thừa Thiên Huế +141 3.462 11 0
26 Hải Phòng +141 680 0 0
27 Bắc Ninh +106 4.868 14 0
28 Thanh Hóa +104 2.544 10 0
29 Đà Nẵng +99 6.121 74 0
30 Đắk Nông +82 2.525 9 0
31 Long An +82 38.250 616 4
32 Thái Nguyên +79 435 0 0
33 Nghệ An +78 4.593 27 0
34 Ninh Thuận +76 3.940 44 0
35 Hà Giang +68 4.342 4 0
36 Hưng Yên +67 821 2 0
37 Phú Thọ +64 1.957 1 1
38 Quảng Nam +56 2.943 5 0
39 Nam Định +52 1.558 1 0
40 Phú Yên +51 3.743 34 0
41 Quảng Ngãi +50 2.826 11 0
42 Gia Lai +47 3.340 8 0
43 Hải Dương +46 925 1 0
44 Hà Tĩnh +31 1.126 5 0
45 Thái Bình +30 1.297 0 0
46 Quảng Bình +29 2.562 6 0
47 Tuyên Quang +29 553 0 0
48 Vĩnh Phúc +26 1.239 3 0
49 Quảng Ninh +23 732 0 0
50 Yên Bái +22 116 0 0
51 Lạng Sơn +21 486 2 0
52 Hòa Bình +18 439 0 0
53 Quảng Trị +17 1.016 2 0
54 Cao Bằng +15 165 0 0
55 Kon Tum +15 412 0 0
56 Bắc Giang +11 6.968 15 0
57 Hà Nam +11 1.479 0 0
58 Điện Biên +8 468 0 0
59 Lào Cai +4 193 0 0
60 Sơn La +2 370 0 0
61 Lai Châu 0 36 0 0
62 Bắc Kạn 0 20 0 0
63 Ninh Bình 0 244 0 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 02/12/2021

Số mũi đã tiêm toàn quốc

125.263.860

Số mũi tiêm hôm qua

1.721.764


Sáng 30/11, tại Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế đã làm việc với ông Kidong Park, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, ông John MacArthur – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại khu vực Đông Nam Á và ông Matthew Moore – Giám đốc chương trình an ninh y tế toàn cầu của CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam để trao đổi thông tin về cách thức phòng, chống biến chủng Omicron.

Việt Nam chủ động giám sát dịch tễ ca bệnh COVID-19 nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nêu 3 vấn đề cần trao đổi và muốn nghe ý kiến của WHO, CDC Khu vực Đông Nam Á và CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam là: Các giải pháp ứng phó trong phòng, chống dịch COVID-19 với sự xuất hiện của biến chủng Omicron; Công tác tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19, trong đó có tiêm cho trẻ em; Vấn đề điều trị, giảm tử vong ở bệnh nhân COVID-19.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đến sáng ngày 30/11, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 với biến chủng này.

GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế. (Ảnh: Trần Minh)

Ngay sau khi có thông tin về biến chủng Omicron, để chủ động ứng phó và kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trong nước và đồng thời ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng mới Omicron vào Việt Nam từ các quốc gia đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới, ngày 28/11, Bộ Y tế đã đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay đến và đi từ các quốc gia: Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique và tạm dừng cấp phép nhập cảnh với hành khách đến/đi về từ các quốc gia trên.

Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo hệ thống giám sát tăng cường giám sát dịch COVID-19 nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch COVID-19; Yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur chủ động thực hiện giải trình tự gene các trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng mới, đặc biệt là những trường hợp có tiền sử dịch tễ về từ các quốc gia khu vực Nam Phi.

Đồng thời, Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, cần bám sát quan điểm tiếp cận toàn dân, lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm và lấy cấp cơ sở làm nền tảng trong phòng, chống dịch.

Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa.

WHO cùng CDC Hoa Kỳ Khu vực Đông Nam Á và CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam chúc mừng những thành công của Việt Nam trong tiếp cận vắc-xin phòng COVID-19; trong công tác phòng chống dịch COVID-19 nói chung và trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 nói riêng…

Bộ Y tế tăng cường giám sát dịch tễ, ngăn biến chủng mới Omicron

Việt Nam ứng phó với biến thể Omicron như thế nào? - 3

Ông Kidong Park, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam. Ảnh: Trần Minh

WHO và CDC đều nhấn mạnh đến 4 yếu tố trong việc kiểm soát và ứng phó với biến chủng Omicron, bao gồm:

Thứ nhất, tăng cường giám sát và xét nghiệm để phát hiện sớm ca bệnh có biến chủng mới Omicron;

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tiêm chủng để bao phủ vaccine phòng COVID-19;

Thứ ba, tăng cường hệ thống y tế, trong đó chú trọng y tế cơ sở, nhằm nâng cao năng lực ứng phó trong điều trị khi tình huống khi ca bệnh tăng cao, trong đó có ca bệnh mang biến chủng Omicron;

Thứ tư, đẩy mạnh công tác truyền thông về các biện pháp phòng chống dịch, công bố thông tin rộng rãi về kết quả giải trình tự gene các ca bệnh COVID-19 để các nhà khoa học có thêm thông tin nghiên cứu về biến chủng mới…

 Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ Y tế cùng đại diện WHO, CDC Hoa Kỳ Khu vực Đông Nam Á và CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam đã thống nhất sẵn sàng chia sẻ và cập nhật kết quả giải trình tự gene các ca bệnh COVID-19 để có thêm thông tin cùng tìm phương pháp ứng phó.

Đồng thời, các bên cũng thống nhất quan điểm tiếp tục đẩy nhanh công tác tiêm chủng, ưu tiên các đối tượng nguy cơ cao và đảm bảo tiêm chủng an toàn.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin thêm, đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 120 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19, tiến độ tiêm đang tiếp tục được đẩy nhanh, công tác tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đang được thực hiện tại hơn 30 tỉnh, thành phố…

"Yêu cầu hàng đầu trong tiêm chủng là đảm bảo an toàn", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng thông tin hiện chưa có bằng chứng để kéo dài thời gian cách ly phòng chống dịch.

Về điều trị, Bộ Y tế và các bên đã bàn bạc theo tinh thần tăng cường năng lực y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, để đẩy mạnh mô hình điều trị tháp 3 tầng.

"Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với WHO, CDC trong công tác phòng chống dịch COVID-19, cũng như trong ứng phó với biến chủng mới. Người dân cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch, tuy nhiên không nên quá hoang mang, lo lắng" – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.