Mỗi lần tụ tập bạn bè, họp gia đình ngày cuối tuần thì mọi người thường chọn lẩu là món chính. Cảm giác cùng quây quần bên nhau xì xụp bên nồi lẩu, đặc biệt là vào lúc trời mưa thì càng thích thú.
Là "tín đồ" của các món lẩu, bạn có biết tại sao chủ quán thường độn thêm rau, hay đặt lá xà lách bên dưới rồi mới sắp thịt, cá, heo, bò, gà lên trên không? Tất cả đều có dụng ý cả đấy!
1. Giúp cho đĩa thịt có vẻ đầy đặn thịt cá, hải sản, khách sẽ cảm thấy "ngon mắt"
Nhìn đĩa rau thịt được bưng lên, ai nấy đều trầm trồ vì nhìn quá ngon mắt nhưng đến khi gắp bỏ vào nồi lẩu thì mới vỡ lẽ, thì ra chỉ là phần mặt bên trên mà thôi, phía dưới toàn là rau, củ độn thêm.
Điều này không quá khó hiểu, thường phần thịt để nhúng lẩu sẽ được cắt khá mỏng để nhanh chín, số lượng cũng còn tùy vào giá tiền của nồi lẩu, chia đều cho số người trong bàn. Nếu không dùng rau để độn thì trông đĩa thịt sẽ rất ít, phải tăng giá tiền hoặc chịu lỗ. Mà hai cách này đều không khả thi nên cách tốt nhất là độn rau bên dưới.
2. Che vết máu
Tất cả các loại thịt cá hải sản để nấu lẩu đều là đồ sống, vì thế sau khi thái ra rất dễ để lại vết máu trên đĩa. Nếu để rau riêng một đĩa khác thì vết máu sẽ hiện rõ dưới đáy đĩa làm thực khách mất ngon. Và cách trải một lớp rau phía dưới một phần cũng để che đi lớp máu này.
3. Tránh tiếp xúc thịt với đĩa
Đây cũng là một dụng ý của nhà hàng bởi nếu để thịt cá hải sản còn sống, tiếp xúc trực tiếp với dĩa mà không có lớp rau lót thì nhân viên nhà hàng buộc phải sử dụng nước rửa chén để rửa, tốn nhiều thời gian. Thế nên, dùng rau làm lớp lót thì sau khi thực khách dùng xong chủ cần đổ rau thừa và tráng qua bằng nước là đã sạch.
4. Trang trí, tạo cảm giác thèm ăn
Đây cũng là một cách nhà hàng kích thích sự thèm ăn cho thực khách. Nếu để thực phẩm không thì trông đĩa đồ ăn không được đẹp mắt, điểm chút màu xanh của rau củ sẽ tăng cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, sự chu đáo trong cách phục vụ, cách bày biện món ăn cũng ghi điểm được nhiều trong mắt thực khách.
Lẩu là món khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên các bạn cũng không nên ăn quá nhiều lần trong tuần bởi lẩu thường ăn đồ tái sống lại chứa nhiều gia vị không tốt cho sức khỏe. Nếu muốn, bạn có thể ăn tại nhà, nấu nước dùng thanh ngọt từ xương, rau củ, thực phẩm để an toàn hơn.
Xem thêm các bài viết thú vị tại nhé!
SAI LẦM KHI ĂN LẨU DỄ RƯỚC BỆNH MÀ ĐA SỐ MỌI NGƯỜI MẮC PHẢI
Một nồi lẩu ngon, chất lượng phải là nguyên liệu tươi sạch, nước dùng ngọt thanh, hầm từ xương chứ không phải là mua các gói gia vị có sẵn. Nhiều người thích ăn lẩu nhưng không biết những cách ăn sai lầm dưới đây sẽ "rước bệnh vào thân":
- Bạn nên nhúng chín thực phẩm và ăn dần chứ không cho hết vào nồi lẩu khiến nồi nước giảm độ ngon, dễ bị mặn và hàm lượng dinh dưỡng sẽ bay hết ra bên ngoài.
- Nên thay nước lẩu sau 60 phút bởi nếu đun lâu, hàm lượng nitric tăng cao, vitamin bị phân hủy, không tốt cho dạ dày.
- Nên lưu ý một số loại rau ăn kèm: Lẩu bò không ăn kèm mồng tơi vì dễ bị đường tiêu hóa, riêu cua hạn chế ăn cùng rau cần tây, khoai lang, khoai tây vì dễ tích tụ sỏi trong cơ thể.Xem chi tiết !