Đan Lê là một MC rất thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm hữu ích về cuộc sống gia đình, cách nuôi dạy các con. Cô dạy các con thông qua những câu chuyện thường ngày, những lúc vui chơi bằng những lời lẽ, cử chỉ gần gũi. Có lẽ chính vì thế nên những điều cô nói tụi nhỏ đều tiếp thu rất nhanh, nhớ rất lâu và thường hợp tác với mẹ trong mọi chuyện.
Hai bé nhà Đan Lê vô cùng gần gũi và nghe lời mẹ
Mới đây, sau khi đi làm về, Đan Lê lao vào bếp nấu nhanh một bát mì tôm để ăn cho ấm bụng thì cậu con trai lớn mon men xin ké. Hai mẹ con ăn rất ngon lành, cậu bé thì vừa suýt xoa ăn vừa cầm cốc nước uống cho đỡ cay.
Tô mì của Đan Lê vô cùng hấp dẫn, có tôm, có rau đầy đủ dinh dưỡng cho một bữa ăn.
Cách làm cũng rất đơn giản:
Bước 1: sơ chế
- Tôm bóc vỏ rửa sạch
- Rau cải xanh cắt cuống, rửa sạch
- Chần qua mì, xối nước lạnh, để ráo
Bước 2: Đun nồi nước dùng, nước sôi cho rau và tôm vào nồi, nêm gia vị rồi cho mì vào nồi rồi tắt bếp
- Khi thưởng thức, Đan Lê luôn phải thêm chanh, ớt chua cay mới chuẩn vị.
Hai mẹ con Đan Lê cùng ăn mì, cậu con trai lớn vừa ăn vừa suýt xoa vì cay
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu không phải đang ăn ngon lành thì Minh nhớ ra ăn mì gây ung thư, mọc mụn. Cậu bé phi ngay vào nhà tắm cho nốt miếng mì đang nhai dở ra ngoài.
Mẹ Đan Lê vừa thương, vừa buồn cười, vừa bất ngờ trước ý tưởng kinh dị của con. Đan Lê ngạc nhiên: "Từ đó đến giờ, trong nhà có ai nói ăn mỳ gây ung thư đâu, chẳng hiểu bạn ý nghe ai đồn mà lo sốt vó thế.”
Thời đại thông tin bùng nổ, nhiều tin giả, tin xấu được lan truyền dễ dàng, nhưng cô không ngờ "fake news" có thể tác động tới cả những bạn bé nhà cô. Thế là giờ học “giáo dục công dân” của gia đình lại bắt đầu.
Cô chia sẻ: “Trước tiên, mì ăn liền được làm từ bột lúa mì (giống như bánh mì) - là 1 trong 5 loại ngũ cốc chính cung cấp năng lượng cho con người và thuộc nhóm tinh bột. Nên xét về nguyên liệu thì mì, thuộc nhóm nguyên liệu chính, an toàn mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày.”
Để có một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng, bạn cần đảm bảo sự cân bằng giữa các nhóm chất gồm có nhóm tinh bột, chất đạm (protein), chất béo và nhóm vitamin, khoáng chất.
Có vẻ mọi lời đồn không hay bắt nguồn từ việc mì ăn liền được chiên qua dầu nên gây nóng trong và ung thư.
Nhưng mì không chỉ được làm chín bằng dầu ăn đâu mà mì được làm qua nhiều công đoạn: hấp, chiên và sấy (để giảm độ ẩm nhằm hạn chế vi khuẩn, vi sinh vật có hại, bảo quản được lâu) và lượng dầu ăn trong mì ăn liền, bao gồm luôn cả gói dầu gia vị chiếm khoảng 10-13g (trong sản phẩm 75g) - tương đương với 5 miếng đậu rán.
Tóm lại, không có thực phẩm nào là hoàn hảo, quan trọng là lối sống, cách ăn uống của mình có đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng hay không. Như Đan Lê ngày nào nhỡ bữa, ăn mì cũng phải kèm theo rau xanh, thịt, trứng đầy đủ, nên sức khoẻ cô luôn trên mức trung bình và da dẻ vẫn láng mịn, chẳng thấy nóng trong.
Bạn bè trên facebook của Đan Lê khi đọc về bài viết về mì tôm trên tạp chí lại được gợi mùi ký ức và sự ấm cúng sum vầy. Còn Đan Lê cứ ngửi thấy mùi mì là nhớ đi công tác với thời sinh viên.
Mì cũng có thể chế biến được nhiều kiểu: mì nước, mì xào, sushi mì hay pizza mì… nên thỉnh thoảng đổi món cho gia đình thì chúng ta cũng có rất nhiều lựa chọn.
Các món được chế biến từ mì
Ngoài việc muốn chia sẻ với mọi người quan điểm của mình trong dinh dưỡng, Đan Lê còn muốn các bạn bé lớn lên không bị “doạ dẫm” bởi những tin đồn vô căn cứ đến nỗi vừa ăn vừa lo như thế.
Bài viết chia sẻ của cô khá dài, khiến nhiều người lầm tưởng cô đang quảng cáo cho một hãng mì gói nào đó nhưng “tìm mãi không thấy quảng cáo sản phẩm nào hết nhỉ”, có người còn hài hước “ơ không có tên mì à” “mì hiệu gì mà đọc mãi không thấy”.