Gợi ý 14 mâm cơm ngon cho mùa hè, đơn giản, dễ nấu cho những ai bận rộn

Dù nhớt nhưng rau này cực bổ, đem nấu canh cua thì chẳng còn gì hấp dẫn bằng.

Trong những ngày hè nóng bức, rau đay được xem là một trong những loại rau nên có mặt thường xuyên trong bữa ăn nhờ vào giá trị dinh dưỡng cao và lợi ích cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị nên bổ sung rau đay vào thực đơn hàng ngày, đặc biệt vào mùa nóng.

Theo kết quả từ một số nghiên cứu, trong 100g rau đay có chứa khoảng 306mg leucine, 51mg methionine - hai axit amin cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, rau đay còn cung cấp lượng sắt dồi dào lên đến 3140mg cùng với vitamin C (33mg), và nhiều vitamin khác như vitamin A, K, B6 cũng như các nguyên tố vi lượng có lợi cho cơ thể.

Điểm đặc biệt của rau đay là phần nhớt đặc trưng, thứ khiến không ít người e ngại khi ăn, thậm chí còn không biết ăn loại rau này. Tuy nhiên, chất nhớt này lại mang đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa, giúp làm mềm phân, hỗ trợ nhuận tràng và phòng ngừa táo bón. Nhờ đó, rau đay được đánh giá là thực phẩm lý tưởng cho những người thường xuyên gặp vấn đề về đường ruột.

Cây rẻ tiền nấu lên nhớt nhớt nhưng bổ ngang nhân sâm, tiếc là ít người biết ăn nó - 1

Tuy giàu dưỡng chất và được ví như “nhân sâm mùa hè”, song rau đay lại không phải món ăn khoái khẩu của tất cả mọi người. Dẫu vậy, nếu biết cách chế biến, rau đay có thể trở thành nguyên liệu tuyệt vời cho nhiều món canh mát lành như: canh rau đay mồng tơi nấu cua, canh rau đay nấu tôm... Các món canh từ rau đay không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc mà còn rất đưa cơm trong những ngày oi bức.

Nếu bạn chưa quen với vị đặc trưng của loại rau này, hãy thử công thức nấu canh rau đay dưới đây, đơn giản, không bị nhớt và vẫn giữ trọn hương vị tự nhiên, chắc chắn sẽ khiến cả nhà hài lòng.

CANH CUA RAU ĐAY, MỒNG TƠI, MƯỚP

Nguyên liệu:

- 1 mớ rau đay.

- 1 mớ mồng tơi.

- 300g cua đồng .

- Gia vị: muối, mì chính, 1 muỗng nhỏ mắm cáy (mắm này không có cũng không sao).

Cây rẻ tiền nấu lên nhớt nhớt nhưng bổ ngang nhân sâm, tiếc là ít người biết ăn nó - 2

Cách nấu canh cua rau đay, mồng tơi ngon:

Bước 1: Sơ chế cua

- Để có món canh cua ngon, trước tiên bạn phải chú đến ngay từ việc chọn cua ngon. Những con cua phải còn đang sống, nhanh nhẹn, linh hoạt, đặc biệt không gãy chân hay càng. Sau khi mua cua về đem ngâm với nước sạch khoảng 30 phút cho sạch hết đất và bùn. Khi ngâm nhớ đậy vung hoặc rổ lên để cua không bò ra ngoài.

- Sau khi cua đã được ngâm rửa sạch, bắt đầu tiến hành bóc yếm và mai cua. Nhẹ nhàng lấy phần gạch ở mai cua cho vào bát.

Cây rẻ tiền nấu lên nhớt nhớt nhưng bổ ngang nhân sâm, tiếc là ít người biết ăn nó - 3

- Tiếp đến, cho phần thân cua đã được loại bỏ yếm và mai vào cối giã nát hoặc có thể xay nhuyễn trong máy xay sinh tốt. Khi giã hoặc xay cho thêm ít muối vào để khi nấu cua đóng tảng được nhé. Dùng máy xay sẽ rất nhanh và tiện, cua xay cũng nhỏ hơn.

- Cho vào phần cua vừa xay một bát tô nước.

- Dùng tay bóp nhẹ nhàng cua xay, lọc cẩn thận lấy phần nước cua và bỏ đi phần xác cua. Nên dùng dụng cụ lọc cua để lọc bã. Nếu có gang tay bạn có thể đi gang tay vào rồi bóp cua cho sạch, tay cũng không có mùi tanh.

Bước 2: Sơ chế rau

- Rau đay, mồng tơi được nhặt sạch cuống, bỏ lá già. Sau đó rửa sạch và thái nhỏ hoặc tùy theo sở thích, bạn có thái miếng to...

Bước 3: Nấu canh cua rau đay mồng tơi, thịt cua đóng mảng

- Cho hết nước cua vào nồi, đun sôi với lửa nhỏ.

Cây rẻ tiền nấu lên nhớt nhớt nhưng bổ ngang nhân sâm, tiếc là ít người biết ăn nó - 4

- Lưu ý, để có được cách nấu canh cua rau đay mồng tơi thơm ngon, nên chú ý cẩn thận ở bước này. Không nên nấu canh ở lửa to vì nếu nấu ở lửa to, khi canh sôi mạnh thịt cua có thể trào ra ngoài. Vì vậy, nên để lửa nhỏ, canh cua sôi, thịt cua bắt đầu kết lại thành mảng thì nghiêng nồi để gạch sôi dạt về một phía. Sau 3 phút có thể cho rau đay và rau mồng tơi vào. Cuối cùng là thả phần gạch được lấy trong mai cua cho vào nồi canh. Như vậy, thịt cua vừa đóng mảng lại không hề bị nát vụn ra, nhìn sẽ rất đẹp mắt và hấp dẫn.

- Thêm muối và chút mì chính (tùy ý), vào canh cho đậm đà. Nếu có mắm cáy có thêm một muỗng nhỏ, không có thì bỏ qua.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, khi nấu canh cua rau đay mồng tơi, cần lưu ý canh lửa, không nên nấu lửa to. Hơn nữa, để rau không bị nồng và giữ được màu xanh thì nên mở vung khi nấu. Sau khi những nguyên liệu cho vào nồi, để canh sôi lại, sau 1 phút bạn có thể tắt bếp và cho nồi ra ngoài.

Canh cua rau đay mồng tơi nấu theo cách này thơm nức, nước canh ngọt, thịt cua béo ngậy, đóng mảng, không tanh, ai thấy cũng thèm.

Cây rẻ tiền nấu lên nhớt nhớt nhưng bổ ngang nhân sâm, tiếc là ít người biết ăn nó - 5

Một số lưu ý giúp nấu canh cua rau đay thơm ngon, không bị nhớt

Muốn có được tô canh cua rau đay tròn vị, không chỉ dựa vào nguyên liệu tươi mà còn phụ thuộc vào cách sơ chế và nấu nướng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà chị em nội trợ nên ghi nhớ:

- Khi chọn rau đay, nên ưu tiên loại thân trắng. Theo kinh nghiệm dân gian, rau đay thân trắng ít nhớt hơn loại thân đỏ, khi nấu canh sẽ dễ ăn và có độ sánh vừa phải.

- Chỉ sử dụng phần lá và ngọn non của rau, bỏ phần già để tránh bị dai. Sau khi rửa sạch, nên để ráo nước rồi thái nhỏ trước khi nấu.

- Nếu có sẵn mắm tôm hoặc nước cua ngâm trong nhà, bạn có thể cho thêm một ít vào nồi canh để tăng hương vị, giúp món ăn thêm đậm đà và dậy mùi hấp dẫn.

- Canh cua rau đay nên được dùng ngay sau khi nấu xong. Việc hâm lại không chỉ làm giảm độ ngon mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

- Tránh để canh nguội lâu vì sẽ dễ bị tanh, không còn hấp dẫn và có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa.

Quả này rẻ nhưng là kho dinh dưỡng thiên nhiên, đem xào trứng được món ngon bổ dễ làm