Giá đỗ là một nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Việt Nam và nhiều nền ẩm thực khác trên thế giới. Giá đỗ có thể được dùng để xào, nấu canh, trộn gỏi, hoặc ăn sống... Ngay tại nhà bạn cũng có thể tự làm giá đỗ bằng nhiều dụng cụ khác nhau. Nếu chưa biết bạn có thể tham khảo bạn có thể tham khảo cách làm giá đỗ của chị Vân Mạc (Hải Dương) dưới đây nhé.
Chị Vân Mạc chia sẻ, "Dù ngày nay hiện đại đủ các loại máy móc làm giá, làm thủ công thì túi lưới/ chai nhựa/ khay gieo mầm/ vỏ hộp sữa/ ủ khăn ẩm,… Thế nhưng cái chân chất nhất vẫn cứ là cái đỉnh chóp nhất, giá được ủ cùng lá tre trong nồi đất vẫn có vị ngon ngọt số 1, bởi lá tre vừa có mùi thơm đặc trưng lại có khả năng chịu nước tốt, lâu bị thối nên 5 - 7 ngày vẫn tươi xanh. Còn nồi đất thì giúp nhiệt độ ổn định, lại cản sáng tốt nên giá mập - trắng, ăn không đắng, không hôi".
Nhà chị Vân lại đang có sẵn cái vại sành bình thường muối cà, chị đã tận dụng để làm giá đỗ. Theo chị, vại sành công năng không thua kém gì cái nồi đất trong việc ủ giá.
Nguyên liệu:
- 100gr hạt đỗ xanh (thu được 800gr giá).
- Lá tre, có thể thay bằng lá chuối.
- Vại sành hoặc nồi đất.
- Thanh nẹp.
Cách làm
Bước 1: Ngâm đỗ xanh
- Đậu xanh rửa sạch, ngâm 8h hoặc tới khi nứt vỏ.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ
- Lá tre rửa sạch, nẹp tre rửa sạch luôn.
- Vại sành rửa sạch phơi khô.
Bước 3: Làm giá đỗ
Lót 1 lớp lá tre xuống đáy vại, rải 1 lớp đỗ lên, phủ 1 lớp lá tre rồi lại rải 1 lớp đỗ, rồi lại rải 1 lớp lá tre, nếu còn đỗ thì rải tiếp.
Cuối cùng phủ lá tre rồi nẹp là xong.
Úp vại xuống rổ, hứng đĩa hoặc thau cho nước đỡ chảy ra nhà. Để nơi sạch sẽ mát mẻ.
Ngày cho uống nước 2 lần sáng tối, mỗi lần 30 phút. Lần đầu xả đầy nước rồi đổ đi, lấy nước đầy lần 2.
Lưu ý đừng cho uống nước nửa ngày giá sẽ thối hỏng.
Sau 2,5 ngày 3 đêm là thu hoạch được thành phẩm như hình.
Muốn dài hơn để lâu hơn. Khi ăn bạn chỉ việc cắt bỏ rễ rồi chế biến là xong.
Giá đỗ có thể ăn sống, xào, nấu canh, luộc, bóp nộm hay làm dưa giá đều hấp dẫn.
Món dưa giá giòn giòn chua ngọt cực hấp dẫn. Chúc các bạn thành công!