Tỏi là một trong những gia vị không thể thiếu trong các bữa cơm gia đình. Tỏi để chế biến cùng với các món ăn hoặc làm nước chấm. Ngoài ra tỏi còn là vị thuốc vô cùng tốt cho sức khỏe. Nhiều người thường mua nhiều tỏi về dùng dần để đỡ phải mua lặt vặt nhiều lần. Tuy nhiên, người nông dân lâu năm mách, đi mua tỏi, có 4 loại củ không nên chọn, vừa phí tiền lại không ngon.
Tỏi có màu quá trắng
Khi mua tỏi, nhiều người nghĩ rằng tỏi phải rất trắng là tỏi tốt, thực tế quan niệm này là sai lầm. Ngược lại, giá trị dinh dưỡng của những củ tỏi trắng tinh thường thấp hơn nên tốt nhất bạn nên chọn những củ có vỏ màu tím. Tỏi vỏ tím có chức năng khử trùng mạnh hơn và hương vị tỏi đậm đà hơn. Nó không chỉ có hương vị thơm ngon hơn mà còn bổ dưỡng hơn.
Tỏi mọc mầm
Tuy tỏi mọc mầm không độc hại, thậm chí mầm tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn lại không nên mua tỏi mọc mầm. Lý do rất đơn giản, củ tỏi mọc mầm đã bị giảm dinh dưỡng rất nhiều vì còn phải nuôi mầm tỏi. Hơn nữa những củ tỏi mọc mầm kém thơm, ruột to, mềm đi và kém tươi giòn. Do đó tốt nhất bạn không nên mua chúng.
Tỏi "há miệng"
Khi mua tỏi, bạn có một thói quen đặc biệt, đó là thích những củ tỏi "há miệng", tức là những củ có các tép tỏi nứt ra khỏi củ, lớp vỏ bao phủ đã bong ra. Mặc dù tỏi há miệng rất tiện bóc vỏ nhưng việc bảo quản loại tỏi này tương đối khó khăn. Những củ tỏi có lớp vỏ bọc chặt, không dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí nên loại tỏi này có thể bảo quản được lâu hơn. Còn đối với những loại tỏi há miệng, để lâu sẽ dễ bị nấm mốc, hư hỏng vì thế nếu có mua về bạn phải ăn càng sớm càng tốt.
Tỏi quá mềm
Khi mua tỏi, bạn không nên chỉ nhìn bề ngoài mà còn phải sờ vào củ tỏi để biết tỏi mềm hay cứng. Nói chung tỏi mềm rất có thể là tỏi bị mốc hoặc bị hỏng. Tỏi ta phải chọn những củ cứng và chắc hơn, loại tỏi này càng tươi và bảo quản được lâu hơn.
Nếu mua nhiều tỏi về, bạn có thể tham khảo cách bảo quản tỏi dưới đây để lâu không hỏng nhé:
1. Dùng gừng
Lấy một miếng gừng, cắt thành từng lát, dùng gạc bọc lại, cho vào túi tỏ, buộc kín lại để nơi thoáng mát. Gừng có vị cay nồng, có thể diệt khuẩn và ức chế vi khuẩn. Ngoài ra còn có thể khử ẩm và giữ cho tỏi luôn khô ráo, để tỏi dù để một năm cũng không nảy mầm và không bị khô. Thỉnh thoảng hãy kiểm tra gừng, nếu khô quá hãy thay bằng những lát gừng khác.
2. Dùng muối rang
Chuẩn bị khoảng 60 gam muối ăn, sau đó cho muối ăn vào nồi bắt đầu rang cho đến khi muối khô lại và có màu vàng. Lấy muối ra và quấn vào một miếng gạc sạch.
Sau đó cho tỏi vào túi rồi cho gói muối đã rang vào. Khi bảo quản cũng phải vắt hết khí thừa bên trong túi, sau đó buộc miệng túi lại và để nơi thoáng mát.
Phương pháp bảo quản tỏi với muối này cũng có tác dụng hấp thu độ ẩm nhất định và cũng có thể ngăn chặn sự xuất hiện của một số lượng lớn vi khuẩn bên trong, vì vậy nó cũng có thể làm cho tỏi không bị biến chất sau 1 hoặc 2 năm.
Dùng trà, muối, baking soda
Khi mua tỏi về, trải tỏi ra một góc khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ phơi để lớp vỏ ngoài của tỏi khô lại thực sự.
Cho một nắm muối tinh, một nắm trà vừa phải và baking soda vào trong một khăn giấy, sau đó gói khăn giấy lại và buộc chặt. Cho tỏi vào túi nilon, sau đó đặt gói muối, trà, baking soda vào, dùng tay đẩy không khí ra khỏi túi tỏi và buộc chặt túi lại.
Nên bảo quản túi tỏi ở môi trường khoảng 18 độ C, tốt nhất là ở nơi mát mẻ, thông thoáng, có thể khiến tỏi để được cả năm mà không bị teo tóp hay mọc mầm.
Tuy nhiên, cứ sau 7 ngày, túi phải được mở để thông gió. Nếu bạn thấy củ tỏi nào bị mốc, mọc mầm hoặc teo, hãy lấy chúng ra kịp thời để tránh lây nhiễm củ khác. Nếu thấy gói trà, muối, baking soda bị ướt, hãy cho nó ra kịp thời để khô hoặc thay thế bằng gói mới.