Nếu đã chán mâm cao cỗ đầy, hãy thưởng thức ngay 5 món chống ngán ngày Tết này

Tuy ở Ý tìm mua những nguyên liệu làm những món ăn truyền thống khó nhưng chị Tố Nga luôn cố gắng chuẩn bị đầy đủ nhất có thể cho mâm cỗ ngày Tết.

me viet o y nho cai tet xa que, gio lua bi chua cung quy nhu dac san - 1

Chị Đặng Tố Nga là kiến trúc sư tự do ở Italy. Trước đây, chị từng là giảng viên Đại học Kiến trúc Hà Nội và tạm nghỉ để hoàn thành các nghiên cứu tại Italy. Hiện, chị sinh sống tại thành phố Torino với anh Marco - người chồng hơn 7 tuổi cũng là kiến trúc sư và con gái 15 tuổi.

Năm nào cũng vậy, dù ở xa quê nhưng chị luôn cố gắng chuẩn bị đầy đủ nhất có thể cho mâm cỗ ngày Tết, để nhớ về quê hương, để cho con gái hiểu được ý nghĩa của ngày Tết với hai chữ “gia đình”.

me viet o y nho cai tet xa que, gio lua bi chua cung quy nhu dac san - 3

Chị Đặng Tố Nga. 

Cái Tết xa quê, giò lụa chua cũng quý như đặc sản

Chị Tố Nga chia sẻ, đến bây giờ, chị vẫn nhớ như in cảm giác lần đầu tiên ăn Tết xa nhà. Khi đó chị vừa chân ướt chân ráo đến Ý, chưa kịp quen với không khí lạnh lẽo và ảm đạm của mùa đông nơi này đã lại đến Tết nên chị quặn lòng với nỗi nhớ nhà, nhớ hương mùi già, nhớ hoa đào và nhớ cảm giác gia đình đầm ấm...

May mắn chị được các anh chị Việt kiều mời đến ăn Tết cùng trong một hội trường tràn ngập người cùng tiếng cười, tiếng chúc Tết người miền Bắc, người miền Nam và cả người miền Trung với những ánh mắt lấp lánh vui mừng.

Tuy cộng đồng người Việt ở Torino nhỏ, hầu hết là những cựu sinh viên Bách Khoa Torino, sang đây từ khi chị chưa ra đời nhưng họ vẫn giữ truyền thống “ăn Tết” cùng nhau. Các gia đình tự chuẩn bị đồ ăn và mang đến góp vui với nhau.

me viet o y nho cai tet xa que, gio lua bi chua cung quy nhu dac san - 4

Mâm cỗ chị chuẩn bị vào Tết năm ngoái với nhóm bạn người Việt chơi thân. 

Thời đó không có bánh chưng, giò chả và cả canh măng vì không thể kiếm mua được ở đâu, chỉ có duy nhất món chả giò là món ăn truyền thống ngày Tết được bày lên mâm cỗ, còn lại đều là món như cơm rang, mỳ xào, nộp bắp cải thịt gà...Vậy mà không khí Tết vẫn tưng bừng khiến chị hòa lẫn vào niềm vui chung và không khí ấm áp tình người ở đó.

“Tết năm sau, mình bận học quá nên không tham gia được. Em gái mình gửi quà là 1kg giò lụa từ Việt Nam sang nhưng bận học, mình chưa đi lấy ngay nên bị chua.

Mình nói với đám bạn, tụi nó nghe thấy thèm quá xung phong đi lấy. Vậy là ngày hôm sau, mấy đứa sinh viên chúng mình ăn Tết muộn với một cây giò lụa đã có mùi chua chua, được cắt khoanh rán vàng rồi khen nức nở: vẫn ngon! Cả lũ nhìn nhau cười và cảm thấy như hoa Đào đang nở, như mùa Xuân đang về”, chị Tố Nga nhớ lại kỷ niệm ngày Tết thời sinh viên của mình.

Sau này, có được bánh chưng, giò chả, canh măng,… để ăn Tết không còn khó khăn nữa, dù không chuẩn vị truyền thống như ở quê nhà, nhưng chị và các bạn vẫn rất vui khi đón Tết cùng nhau. Mỗi lần cắt sợi dây gai rồi bóc lớp lá chuối của chiếc bánh chưng ra, chị và mọi người lại rưng rưng cảm động và nhớ về những kỷ niệm với gia đình ở Việt Nam.

me viet o y nho cai tet xa que, gio lua bi chua cung quy nhu dac san - 5

Ngày chị còn đi học món ăn cổ truyền ngày Tết Việt rất hiếm có ở Ý. 

Những điều tuyệt vời của Tết

Chị Tố Nga tâm sự, chị chưa bao giờ sợ Tết và ghét Tết cả. Năm nào cũng vậy chị thích nhất là chuẩn bị Tết, thậm chí chị còn đến nhà bạn để giúp bạn làm mứt.

Chị còn nhớ những ngày nhỏ, mẹ phải đi làm đến tận trưa 30 Tết mới được nghỉ, mọi việc vo gạo, đãi đỗ, rửa lá dong và làm các loại mứt Tết đều do chị lo hết. Mẹ chị về chỉ làm những việc liên quan đến thịt như: thái thịt và ướp để gói bánh chưng, nấu thịt kho đông, làm thịt kho Tàu, làm gà luộc gà...

me viet o y nho cai tet xa que, gio lua bi chua cung quy nhu dac san - 6

Năm nào, chị cũng tự tay chuẩn bị mâm cỗ Tết Việt để nhớ về quê hương, để cho con gái hiểu được ý nghĩa của ngày Tết với hai chữ “gia đình”.

Mặc dù, ai cũng kêu Tết bận nhưng chị không hề thấy thế, có lẽ bởi vì ngày thường chị cũng nấu nướng cầu kỳ tương đương như thế. Từ khi ra nước ngoài sinh sống và kết hôn có tổ ấm nhỏ riêng, chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị đầy đủ nhất có thể cho mâm cỗ ngày Tết, để nhớ về quê hương và để cho con gái hiểu được ý nghĩa của ngày Tết với hai chữ “gia đình”. Đặc biệt, năm nào cũng vậy, chị thường làm mâm cỗ Tất niên sớm hơn để mời bố sang Ý trước rồi về ăn Tết với mẹ và em gái ở nhà đúng ngày.

“Mẹ mình luôn dặn ngày mùng 1 Tết là phải vui, phải tươi, như thế cả năm sẽ may mắn và hạnh phúc. Mặc dù trước Tết cả nhà cuống cuồng bận rộn nhưng chiều 30, khi mọi việc chuẩn bị đã xong là cả nhà quây quần quanh mâm cỗ tất niên, khuôn mặt ai cũng vui và hạnh phúc. Phải trải qua vất vả một tý mới hiểu được giá trị của giây phút thư giãn đầm ấm này.

Vì nhớ lời mẹ dặn, mùng 1 năm nào mình cũng nghĩ đến những điều vui vẻ để cả năm may mắn, và quả thật năm nào mình cũng thấy hạnh phúc. Chỉ có một năm duy nhất mình quên làm điều đó vì bận học và có một số chuyện không vui quyết định đi cắt tóc ngày mùng 1 Tết nên năm đó bố mình qua đời đột ngột...

Mỗi năm sau đó, dù bố không còn nữa nhưng mẹ mình vẫn nói như thể ông vẫn còn sống: “các con lên mời bố về ăn cơm tất niên đi”. Và chị em mình lại lên thắp hương trước bàn thờ bố với mâm cỗ mà mẹ đã bày sẵn”, chị Tố Nga nhớ lại kỷ niệm về Tết của mình.

Mọi người thường chê và sợ mâm cơm cúng ngày Tết nhưng đối với chị Tố Nga, ở đó thể hiện bao tinh hoa ẩm thực truyền thống Việt Nam. Năm nào cũng vậy, chị không hề sợ mà cứ ăn ngon lành tất cả các món, từ bánh chưng, củ kiệu, thịt đông đến canh măng, giò chả, nem rán...Nếu gà luộc thắp hương nhiều quá chị lại xé phay trộn gỏi đổi vị. 

me viet o y nho cai tet xa que, gio lua bi chua cung quy nhu dac san - 7

Món gỏi chị làm đổi vị đỡ ngán ngày Tết.

Ở Ý nói chung và ở Torino nơi chị sống tìm mua những nguyên liệu làm những món ăn truyền thống Việt rất khó, đặc biệt tìm mua lá chuối gói bánh chưng phải đi mấy cửa hàng còn lạt buộc bánh không thể tìm được. Để có bánh chưng đón Tết mỗi năm, chị phải tái sử dụng lạt mấy năm liền, mỗi lần bóc bánh lại rửa sạch lạt để cất đi.

Những khó khăn và những kỷ niệm về Tết đó khiến chị luôn trân trọng Tết cổ truyền Việt Nam và luôn cố gắng làm được mâm cỗ Tết xa quê đầy đủ nhất.

me viet o y nho cai tet xa que, gio lua bi chua cung quy nhu dac san - 8

Chị phải giữ từng chiếc lạt để lại năm sau gói được bánh chưng. 

Năm nay, mâm cỗ Tất niên sớm của chị cũng có đầy đủ bánh chưng chay, nem chay, giò bò tự làm, canh măng chay, thịt cuộn bắp cải sốt cà chua, rau xào thập cẩm được mọi người trong gia đình cùng khách thưởng thức hết sạch và khen ngợi. Đối với chị, đó là niềm vui lớn nhất của của những người con xa quê đón Tết cổ truyền Việt Nam.

me viet o y nho cai tet xa que, gio lua bi chua cung quy nhu dac san - 9

Mâm cỗ Tất niên năm nay của chị làm.

Mẹ Hà Nội tiết lộ tuyệt chiêu nấu ăn ngày Tết nhàn tênh, chẳng hề lo sợ
Theo Hồng Nhung (Ảnh: NVCC) (Khám phá)