Những món ăn tuyệt đối không đặt lên mâm cỗ cúng ngày Tết tránh mất hết tài lộc

Dù tươi ngon, hấp dẫn đến mấy thì một số món ăn này gia chủ không nên cúng trong ngày Tết để được may mắn.

*Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính tham khảo

Theo quan niệm dân gian, có một số món ăn tuy là khoái khẩu, tươi ngon, hấp dẫn của nhiều người nhưng không phù hợp để đặt lên mâm cỗ cúng vào các ngày Rằm, đầu tháng hay các dịp lễ Tết cổ truyền vì chúng mang ý nghĩa không may mắn cho gia chủ.

1. Thịt vịt

Vịt có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn như luộc, nướng, hấp, quay, rang, xào, om chính vì thế nó được mọi người ưa thích. Tuy nhiên, dù thích đến mấy gia chủ cũng không nên cúng thịt vịt bởi theo dân gian, đây là biểu tượng cho sự đen đủi trong những ngày đầu năm mới. Thường đầu năm hoặc đầu tháng, mọi người hay kiêng sử dụng món ăn này trong bữa ăn của gia đình mình. Nhưng cuối tháng người ta lại hay ăn thịt vịt để giải đen.

Ở một số nơi còn cho rằng, thịt vịt còn là biểu hiện của sự tan đàn, vì thế nên họ tránh ăn thịt vịt trong những ngày này và cũng tránh luôn cúng các món ăn từ thịt vịt.

nhung mon an tuyet doi khong dat len mam co cung ngay tet tranh mat het tai loc - 1

Dù thích đến mấy gia chủ cũng không nên cúng thịt vịt bởi theo dân gian, đây là biểu tượng cho sự đen đủi trong những ngày đầu năm mới (Ảnh: Internet)

2. Thịt chó

Tương tự như vịt, thịt chó cũng là món ăn mà nhiều người tránh ăn trong dịp đầu năm, đầu tháng. Họ cho rằng, thịt chó là món ăn tượng trưng cho sự xui xẻo nếu ăn vào dịp Tết hoặc đầu các tháng âm lịch mặc dù đây là món khoái khẩu của dân nhậu.

Không chỉ thế, thịt chó rất nặng mùi lại kết hợp ăn cùng mắm tôm, riềng, mẻ... những loại mùi này sẽ làm ảnh hưởng tới nơi thờ cúng thanh tịnh của gia đình.

3. Mực

Đây là loại hải sản nhiều người mê mẩn nhưng nó lại là một trong những món đứng đầu danh sách cần kiêng kỵ, không đặt lên mâm cỗ cúng ngày Tết.

Quan niệm "đen như mực" đã có từ rất lâu đời nên nhiều người thường tránh ăn, tránh cúng vào những ngày đầu tháng Âm lịch, đầu năm mới. Người ta lo lắng rằng, nếu ăn mực thì cả tháng hay cả năm sẽ đen đủi, mọi công việc không may mắn, không "thuận buồm xuôi gió". Thậm chí một số người còn tránh ăn mực vào những ngày quan trọng như thi cử, đi làm ăn…

Bên cạnh đó, mực cũng là món ăn có vị tanh hơn các thực phẩm khác nên nhiều người kiêng không cúng, sợ ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh trên ban thờ.

nhung mon an tuyet doi khong dat len mam co cung ngay tet tranh mat het tai loc - 3

Mực là một trong những món đứng đầu danh sách cần kiêng kỵ, không đặt lên mâm cỗ cúng ngày Tết (Ảnh: Internet)

4. Tôm

Tôm là loại hải sản được nhiều người yêu thích. Việc bày biện tôm lên mâm cỗ cũng rất bắt mắt. Tuy nhiên quan niệm cúng tôm hay không cúng tôm lại tùy thuộc vào vùng miền. Với người miền Bắc, họ thường bày tôm trên mâm cúng trong vừa ngon, sang trọng lại đẹp. Thế nhưng, người miền Trung và miền Nam có quan niệm hoàn toàn khác.

Họ kiêng ăn tôm trong những ngày quan trọng, nhất là năm mới bởi quan niệm tôm đi giật lùi, nếu ăn tôm sẽ khiến mọi hoạt động của gia đình cả năm không thể tiến lên, cứ mãi thụt lùi, toàn đón nhận xui xẻo. Chính vì thế, họ cũng sẽ không cúng tôm trong năm mới.

nhung mon an tuyet doi khong dat len mam co cung ngay tet tranh mat het tai loc - 4

Người miền Trung và miền Nam không cúng tôm trong năm mới (Ảnh: Internet)

5. Trứng vịt lộn

Theo quan niệm dân gian, ăn trứng vịt lộn vào những dịp đặc biệt hoặc trong năm mới sẽ đem đến vận xui xẻo.

6. Cá mè

Có nhiều loại cá có thể đặt lên ban thờ để cúng nhưng riêng cá mè thì không vì người xưa quan niệm, ăn cá mè vào những ngày đầu tháng, đầu năm, bởi nó là biểu trưng của sự đen đủi, hãm tài. Hơn thế, cá mè rất tanh, cũng không nên đặt lên ban thờ để cúng.

7. Mắm tôm

Những ngày đầu năm mới nhiều người, đặc biệt là người miền Bắc đều kiêng ăn mắm tôm vì ai cũng sợ gặp điều xui xẻo. Nhất là khi đi lễ đình, chùa, đền… người ta kiêng ăn mắm tôm và tỏi, vì sợ ô tạp, hôi hám, xúc phạm thần linh. Vì thế, người ta cũng không đặt các món ăn có mắm tôm lên ban thờ dù chỉ là dùng để làm nước chấm.

nhung mon an tuyet doi khong dat len mam co cung ngay tet tranh mat het tai loc - 5

Không đặt các món ăn có mắm tôm lên ban thờ ngày Tết dù chỉ là dùng để làm nước chấm (Ảnh: Internet)

8. Hoa quả giả

Khi chuẩn bị đồ cúng lễ cho ngày Tết thì bánh kẹo, hoa quả là thứ không thể thiếu hoặc ít khi thiếu vắng trên mâm cỗ. Dù thành tâm là chính nhưng gia chủ tuyệt đối không nên đặt hoa quả giả lên thờ cúng. Theo quan niệm tâm linh của người Việt, việc bày hoa quả giả trên bàn thờ trong những ngày này vừa không tôn trọng thần linh, gia tiên, vừa không có lợi cho phong thủy. Do đó, mâm ngũ quả ngày Tết nhất định phải là "hàng thật" mới đem lại ý nghĩa và sự may mắn.

9. Những loại quả có nhiều gai

Khi chuẩn bị mâm ngũ quả, gia chủ cần phải tránh những loại quả có gai nhọn. Bởi theo quan niệm phong thủy, dùng những loại quả có gai nhọn như mít, sầu riêng để thắp hương có thể sẽ làm ảnh hưởng đến gia đạo, sự bình an của các thành viên trong gia đình.

Còn theo quan niệm của người xưa, ban thờ là nơi thiêng liêng không nên để những gì quá nặng mùi. Do đó, gia chủ nên chọn những trái cây có mùi thơm nhẹ nhàng, thanh mát là được.

nhung mon an tuyet doi khong dat len mam co cung ngay tet tranh mat het tai loc - 6

Theo quan niệm phong thủy, dùng những loại quả có gai nhọn như mít, sầu riêng để thắp hương có thể sẽ làm ảnh hưởng đến gia đạo, sự bình an của các thành viên trong gia đình (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, trước khi cúng, người thực hiện lễ cúng cũng không được ăn tiết canh ba ba, thịt rùa, thịt ba ba, thịt rắn, thịt chó, thịt mèo, rượu rắn, rượu cao hổ cốt, tỏi, hành, mắm tôm, mắm tép... có mùi hôi mùi tanh ảnh hưởng đến không khí trang trọng của lễ cúng.

*Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính tham khảo

Những món ăn đem lại may mắn trong năm mới, nhất định phải thử một món
Theo Lam Anh (Tổng hợp) (Khám phá)