8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển

Khi vừa mới chào đời, bản thân trẻ sơ sinh đã có những phản xạ kỳ diệu.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 1

Những tuần đầu vừa mới chào đời là thời gian cực kỳ quan trọng của trẻ sơ sinh, trẻ sẽ có những phản xạ tự nhiên như khóc, tập mở mắt, chóp chép miệng, bú sữa, hay dùng chút sức lực để nắm chặt tay mẹ…

Những phản xạ trên cực kỳ quan trọng, vì liên quan đến sự phát triển trí não tự nhiên của trẻ, các bác sĩ thường quan sát những phản xạ này để đánh giá xem trẻ có đang phát triển bình thường hay không.

Dưới đây là 8 phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh và sẽ mất theo thời gian, từ vài tuần đến vài tháng, nếu trẻ thiếu một trong những phản xạ này là dấu hiệu chậm phát triển trí não ở trẻ. Các mẹ nên tham khao ngay để chú ý theo dõi sự phát triển của con.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 3

Phản xạ tìm kiếm

Sau khi được sinh ra trẻ sơ sinh thường dụi mặt vào cánh tay hoặc ngực của mẹ. Đây được gọi là phản xạ tìm vú mẹ và nó nhằm mục đích giúp trẻ tìm thấy vú mẹ để bú.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 4

Mẹ có thể thử kiểm tra phản xạ này của trẻ bằng cách di chuyển tay đến môi và má của bé, bé sẽ quay đầu về phía các ngón tay của mẹ. Từ đó bé sẽ bắt đầu tìm kiếm phản ứng các ngón tay của mẹ, sau khoảng 3 tuần thì phản xạ này sẽ biến mắt.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 5

Phản xạ mút bú

Một phản xạ đặc biệt khác của trẻ sơ sinh là phản xạ mút bú. Mút bú là một phản xạ sinh tồn tự nhiên của trẻ. Mẹ vuốt khóe miệng của bé, sau đó bé quay đầu về phía bạn chạm vào và mở miệng rộng hoặc quay đầu sang hai bên để tìm vú mẹ. Mẹ cho đầu ti chạm nhẹ vào vòm miệng của trẻ và xem cách bé bắt đầu mút ti mẹ như thế nào.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 6

Thực chất đây là phản xạ trẻ đã có khi còn trong bụng mẹ, vào khoảng tuần thứ 32 – 36 của thai kỳ. Phản xạ này kéo dài cho đến khi trẻ được 2 – 4 tháng tuổi, sau đó trẻ sẽ bú theo sự phát triển tự nhiên.

Nhưng việc cho con bú không phải là chuyện đơn giản, nó là một quá trình để trẻ học hỏi, phối hợp giữa thở và nuốt, có vẻ nó sẽ phức tạp với trẻ. Vì vậy, mặc dù bú và nuốt là bản năng của trẻ, nhưng khi mới bắt đầu bú mẹ, trẻ thường mắc một số lỗi nhỏ và vẫn cần sự giúp đỡ của mẹ.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 7

Phản xạ ôm

Phản xạ tự nhiên tiếp theo của trẻ là phản xạ ôm. Khi trẻ chào đời cho đến tháng thứ 4, nếu nghe thấy tiếng động xung quanh, trẻ sẽ tự động dang tay ra, hai tay duỗi thẳng về phía trước, sau đó co tay vào ngực như thể đang ôm chính mình. Điều này không phải là do trẻ muốn ôm một ai đó hay một vật gì đó mà là do não và hệ thần kinh của bé chưa phát triển tốt.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 8

Phản xạ ôm ở mỗi trẻ là khác nhau, có bé thì biểu hiện rất rõ, có bé thì không. Tuy nhiên, nếu phản xạ này chưa biến mất cho đến khi bé được 9 tháng tuổi, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 9

Phản xạ đấu kiếm

Phản xạ thú vị tiếp theo của trẻ là phản xạ ôm. Nếu mẹ đặt bé nằm ngửa, đầu bé sẽ xoay nghiêng với một bên cánh tay và chân duỗi ra (cặp chân tay ở bên mà bé xoay đầu về). Trong khi đó, cánh tay và chân còn lại sẽ gập, trông giống như đấu kiếm. Đây thực chất là một phản xạ đặc biệt ở cổ, vậy nên mẹ không cần quá lo lắng.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 10

Phản xạ đấu kiếm ở mỗi trẻ là khác nhau, phản xạ này có thể xuất hiện vào khoảng thời gian bé bắt đầu lật người một cách thành thạo và thường xuyên, sẽ mất đi vào khoảng tháng thứ 5.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 11

Phản xạ nắm bắt

Khi mẹ dùng tay vuốt nhẹ vào lòng bàn tay của bé, bé cũng sẽ phản ứng lại bằng một phản xạ mới đó là phản xạ nắm bắt. Tương tự, nếu mẹ dùng ngón tay chạm vào lòng bàn chân của trẻ, các ngón chân của trẻ sẽ cuộn lại thật chặt. Mặc dù đây là một phản xạ không tự nguyện, nhưng mẹ hãy nắm tay bé để giúp xây dựng mối quan hệ yêu thương với con.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 12

Phản xạ này có ngay từ khi trẻ mới sinh và kéo dài đến khoảng 6 tháng tuổi. Nếu bé vẫn giữ phản xạ này qua tháng thứ 6, nó có thể ảnh hưởng đến các vấn đề phát triển của các kĩ năng vận động, viết tay và tự ăn sau này, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 13

Phản xạ bước

Ngoài phản xạ nắm bắt, trẻ còn có một phản xạ đặc biệt kỳ diệu hơn, đó là phản xạ bước. Nghe có vẻ như bé sẽ giẫm chân tại chỗ, nhưng thực ra đây cũng là một hiện tượng rất phổ biến, mẹ có thể thử kiểm tra nhưng phải chú ý an toàn, bảo vệ đầu và cổ bé, tránh va đập.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 14

Mẹ dùng hai tay bế nách bé và để chân bé khuỵu xuống đất hoặc trên giường, bé sẽ nhấc một chân lên đặt trước chân còn lại, giống như “đi bộ” vậy.

Loại phản xạ này sẽ biến mất vào khoảng tháng thứ 2, và sau đó xuất hiện trở lại trong khoảng tháng 10 – 12, trong thời gian này thì đây là phản xạ bình thường khi bé tậm đi, mẹ không cần lo lắng.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 15

Phản xạ giật mình

Trong thời gian con ngủ, có thể thỉnh thoảng mẹ quan sát thấy bé giật mình, khiến giấc ngủ không ngon, thực chất đây là phản xạ giật mình bình thường ở trẻ.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 16

Phản xạ này được xem là tốt cho sức khỏe của trẻ, vì nó cho thấy hệ thần kinh nhỏ của bé đang phát triển đúng cách. Ở giai đoạn này nếu trẻ sơ sinh không có phản xạ giật mình mới là dấu hiệu bệnh lý về não. Phản xạ này rất hay gặp ở trẻ trong 2 tháng đầu sau sinh, khoảng tháng thứ 3 sẽ giảm dần.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 17

Phản xạ Babinski

Phản xạ Babinski hay còn được gọi là phản xạ bàn chân, là một loại phản xạ bẩm sinh của bé. Khi mẹ vuốt nhẹ từ ngón chân đến gót chân của bé, các ngón chân của bé sẽ mở ra rồi thu lại, đồng thời bàn chân của bé cũng sẽ vặn vào trong.

8 khả năng của trẻ sơ sinh mẹ không cần dạy, nếu thiếu cần xét nguy cơ chậm phát triển - 18

Loại phản xạ này sẽ biến mất trong khoảng 6 - 18 tháng, nếu sau 1 tuổi phản xạ này không biến mất thì có thể là não của trẻ đang chậm phát triển, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.

Thời gian để 8 loại phản xạ trên biến mất ở mỗi trẻ là khác nhau, có bé sớm nhưng cũng có bé muộn hơn một chút, tất cả đều bình thường nhưng chắc chắn rằng những phản xạ này đều tồn tại ở trẻ sơ sinh, nếu bé thiếu một trong những phản xạ trên có thể là do sự phát triển não của bé không được bình thường, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.

Dạy con tập đi cũng giúp phát triển trí não, mẹ tránh ngay 3 sai lầm này
Theo Hạ Mây (thoidaiplus.giadinh.net.vn)