Hầu hết cha mẹ nào cũng mong muốn dành những điều tốt nhất cho trẻ, từ thức ăn, quần áo mặc hàng ngày... Trong đó, việc bồi bổ dinh dưỡng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ có thể phản tác dụng. Đặc biệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Chị Mei Ping cùng gia đình sinh sống tại Trung Quốc, có một cô con gái 3 tuổi. Từ khi bắt đầu đi làm trở lại, chị nhờ mẹ chồng chăm sóc cháu. Mẹ chồng là một người bà tốt, rất nghiêm túc và có trách nhiệm, rất tốt với các em nhỏ, luôn thay đổi khuôn phép và cho các em ăn ngon, đây cũng là lý do quan trọng giúp Mei Ping có thể tự tin làm việc.
Nhưng thời gian gần đây chị phát hiện con gái luôn không thích ăn, tinh thần cũng rất tệ, thường xuyên kêu đau bụng, chậm tăng cân, vì sức khỏe của cháu nên chị đã đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.
Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết nguyên nhân khiến cháu bé biếng ăn, suy nhược là do có biểu hiện tích tụ thức ăn. Mei Ping nói với bác sĩ rằng mẹ chồng cô rất ít khi cho con ăn vặt, những món bà cho con ăn đều rất bổ dưỡng.
Bác sĩ nói với Mei Ping rằng chức năng tiêu hóa đường tiêu hóa của trẻ tương đối yếu và đôi khi thức ăn có vẻ tốt cho người lớn nhưng lại không tốt cho tiêu hóa của trẻ. Nghe bác sĩ nói xong, chị mới nhớ mẹ chồng hay hầm canh sườn heo cho cháu ăn, chính vì thế mà con chị bị tích tụ thức ăn.
Một số món ăn tưởng bổ dưỡng nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. (Ảnh minh họa).
Bác sĩ cho biết, món canh sườn vừa ngon cho người lớn lại rất giàu dinh dưỡng. Nhưng đối với trẻ em, uống quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể như sau:
Nước hầm xương không nhiều dinh dưỡng: Lượng lớn chất dinh dưỡng trong nước hầm xương thực chất là chất béo, không có nhiều chất đạm trong xương. Một số người cho rằng canh xương có chứa canxi, có thể bổ sung cho trẻ sau khi uống. Thay vì uống canh xương để bổ sung canxi, cha mẹ có thể một số loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khiến trẻ khó tiêu: Trong nước hầm xương có nhiều dầu mỡ nên sẽ khiến trẻ bị tích tụ thức ăn, khó tiêu. Trẻ tích tụ thức ăn lâu ngày dẫn đến tình trạng chán ăn, nặng hơn cơ thể bị sốt, cảm, nôn trớ và các triệu chứng khác. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ ăn một số thức ăn có lợi cho tiêu hóa, thay vì uống nhiều canh hầm xương.
Nước hầm xương dễ gây béo phì ở trẻ em: Hàm lượng chất béo và dầu trong một số loại canh hầm xương chính là “sát thủ” khiến trẻ béo phì. Nếu cho trẻ uống quá nhiều nước hầm xương rất dễ bị béo, đồng thời có thể khiến trẻ bị chậm lớn. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý không có nghĩa là “ăn no” mà quan trọng nhất là để trẻ ăn uống lành mạnh.
Ngoài canh xương hầm, bác sĩ cũng cảnh báo 4 loại canh sau đây cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, bởi hệ tiêu hóa và sức khỏe dạ dạy vẫn còn yếu.
Canh gà hầm
Canh thảo dược (thuốc bắc)
Canh nhân sâm
Gói canh gia vị có sẵn