Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, trẻ còn nhỏ chưa đủ nhận thức nên sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều nếu trẻ chứng kiến cảnh bố mẹ tranh cãi.
Thực tế, tranh luận hay mâu thuẩn trong gia đình nếu được giải quyết tốt sẽ giúp các thành viên thấu hiểu và thông cảm cho nhau nhiều hơn. Ngược lại, nếu các xung đột không sớm được khắc phục sẽ dễ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vợ chồng và đặc biệt là tâm lý của trẻ nhỏ.
Các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, việc bố mẹ liên tục cãi nhau trước mặt con cái sẽ gây tác động rất lớn với con. Kể cả những trẻ chỉ mới 6 tháng hay 19 tuổi đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tâm lý, cảm xúc, tình cảm và làm cản trở đến tương lai, sự phát triển tự nhiên của trẻ.
Bố mẹ thường xuyên tranh cãi ảnh hưởng thế nào đến quá trình phát triển của trẻ?
Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, phần lớn các trường hợp trẻ nhỏ gặp phải các vấn đề về tâm lý đều xuất phát từ việc thường xuyên sinh hoạt và sống cùng gia đình không hạnh phúc.
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, dù là trẻ sơ sinh hay trẻ ở độ tuổi dậy thì, vị thành niên nếu phải thường xuyên đối mặt với tình trạng cãi nhau của bố mẹ cũng sẽ dễ bị căng thẳng, hoảng sợ, lo lắng, cụ thể, trẻ sẽ dễ gặp những vấn đề sau đây.
Trẻ lo lắng, bất an sống khép kín
Bố mẹ là những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ và cũng là người có sự ảnh hưởng to lớn đối với lối sống và tính cách của trẻ nhỏ.
Khi bố mẹ thường xuyên cãi nhau trước mặt con, sẽ khiến cho không khí gia đình trở nên ngột ngạt, khó chịu, trẻ nhỏ cũng sẽ cảm thấy căng thẳng và vô cùng mệt mỏi. Tình trạng stress kéo dài sẽ khiến cho nhiều trẻ không thể tập trung, mất dần năng lượng, rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.
Các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, việc bố mẹ liên tục cãi nhau trước mặt con cái sẽ gây tác động rất lớn với con.
Nếu stress do xung đột gia đình không sớm được khắc phục hiệu quả sẽ làm cho chất lượng cuộc sống của trẻ bị hạn chế, nguy cơ mắc phải các chứng bệnh tâm thần càng gia tăng.
Đồng thời, những đứa trẻ liên tục nhìn thấy cảnh bố mẹ cãi vả, mâu thuẫn, bất hòa thì trẻ sẽ có cảm giác sợ hãi, e ngại và trở nên xấu hổ, thiếu tự tin. Trẻ có xu hướng thu dần thu mình lại, sống khép kín và cảm thấy tự ti về bản thân, khó bộc lộ cảm xúc ra ra bên ngoài.
Khả năng hình thành nhân cách kép
Việc bố mẹ liên tục cãi nhau trước mặt con cái sẽ vô tình dẫ đến việc trre hình thành nhân cách kép. Nhân cách kép có nghĩa là một người đồng thời có hai nhân cách riêng biệt và độc lập, một nhân cách của trẻ em sẽ cố gắng phụng sự bố mẹ, nhân cách còn lại sẽ cố gắng phục vụ cho nhu cầu cá nhân, đây được xem là một dạng rối loạn tâm lý, không có lợi cho sự trưởng thành của trẻ.
Đồng thời, trẻ có tồn tại hàng loạt các suy nghĩ, hành vi và thói quen không lành mạnh, chẳng hạn như chơi game liên tục, thức khuya, sử dụng mạng xã hội quá nhiều, lười nhác, ăn uống vô độ,…. Hoặc một số trường hợp khác, trẻ nhỏ có thể trở nên bất cần, không muốn làm bất cứ điều gì, kể cả việc học tập, vui chơi hàng ngày.
Những đứa trẻ liên tục nhìn thấy cảnh bố mẹ cãi vả, mâu thuẫn, bất hòa thì trẻ sẽ có cảm giác sợ hãi, e ngại và trở nên xấu hổ, thiếu tự tin.
Ảnh hưởng đến sự hòa thuận trong gia đình
Bố mẹ không xử lý tốt sự khác biệt không chỉ ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng mà còn ảnh hưởng đến hòa khí gia đình, khó gắn kết, chia sẻ và duy trì cuộc sống lâu dài cùng nhau.
Nếu bố mẹ thường xuyên xung đột, thay vì nghĩ cách giải quyết, trẻ có xu hướng sẽ làm giống như vậy khi lớn lên. Trẻ cho rằng việc giữ im lặng hoặc chỉ thể hiện cảm xúc của bản thân nhưng lại không nghĩ cách giải quyết vấn đề là cách cư xử đúng, dẫn đến các vấn đề về giao tiếp.
Do đó, bố mẹ nên là tấm gương tốt để giúp trẻ hiểu rằng tất cả các mối quan hệ đều có những thăng trầm, nhưng điều quan trọng là phải tìm đến tiếng nói chung và đảm bảo tất cả mọi thành viên trong gia đình đều hài lòng với cách làm này.
Bố mẹ cần làm gì để gia đình luôn hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn nghe lời?
Không tranh cãi trước mặt con cái
Bố mẹ cần chú ý kiểm soát tốt lời nói, hành vi của bản thân, tránh to tiếng, quát tháo, la hét hoặc sử dụng các ngôn ngữ tiêu cực.
Đồng thời, bố mẹ không nên sử dụng bạo lực để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của con trẻ. Bố mẹ cần nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn tránh khiến cho xung đột trở nên căng thẳng và kéo dài dai dẳng.
Sau khi các cuộc cãi vã đã được giải quyết thì cả hai nên đảm bảo với con rằng mình vẫn luôn yêu thương và tôn trọng tất cả thành viên trong gia đình.
Vợ chồng cần học cách kiểm soát các cơn nóng giận của bản thân và nếu vô tình mất bình tĩnh thì cần phải giải thích và xin lỗi con ngay sau đó.
Bố mẹ cần nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn tránh ảnh hưởng tâm lý của trẻ.
Quan tâm và gắn kết với trẻ
Các chuyên gia khuyên rằng, phụ huynh nên dành nhiều thời gian với con cái ngoài giờ làm việc, nói chuyện cùng với con nhiều hơn, không chỉ tạo sự gắn kết với con trẻ mà còn thông qua đó dạy con thêm vốn từ ngữ mới, cách nói chuyện, giải thích các thắc mắc của con, quan trọng nhất là giúp trẻ hiểu rằng trẻ đang được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
Đây là thời điểm truyền năng lượng tích cực, kích thích cảm xúc và khiến con cảm nhận được bầu không khí hạnh phúc trong tình yêu thương của cha mẹ.
Nếu lớn lên trong yêu thương cũng sẽ giúp trẻ phát triển tình yêu thương của bản thân với mọi người, mọi vật và dễ dàng vượt qua những khó khăn, thử thách về sau.
Thường xuyên nói "Bố mẹ yêu con"
Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra, lời nói yêu con có tác động không chỉ là thời điểm, mà cả cuộc đời của một đứa trẻ.
Các nhà giáo dục và tâm lý học đã khám phá ra nhiều tác dụng của ba từ "Bố/mẹ yêu con".
Khi cha mẹ bày tỏ yêu thương con bằng lời, trẻ được truyền thông điệp rằng mối quan hệ giữa trẻ và bố mẹ rất tích cực. Chúng có thể cảm nhận trọn vẹn sự yêu thương, chăm sóc của gia đình dành cho mình.
Tình yêu thương được thể hiện bằng lời làm cho tâm lý của trẻ vững hơn, trẻ thấy an toàn và tự tin trong mọi việc mình làm.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Sydney (Australia) từng chỉ ra, sự tự tin đóng vai trò nền tảng trong cuộc đời của một đứa trẻ, bao gồm các thành tích học tập, kỹ năng giao tiếp, chỉ số EQ... Do đó, sức mạnh của lời nói yêu con, không chỉ mang tính thời điểm, mà còn hun đúc sự tự tin mạnh mẽ, giúp trẻ cả chặng đường đời sau này.
Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra, lời nói yêu con có tác động không chỉ là thời điểm, mà cả cuộc đời của một đứa trẻ.
Giữ lời hứa với con
Quá trình nuôi dạy con trở thành người chân thành có thể bắt đầu bằng việc khiến trẻ biết giữ lời hứa. Cha mẹ có thể dạy con tầm quan trọng của việc giữ lời hứa.
Trẻ có trí nhớ tuyệt vời về những gì bố mẹ nói sẽ làm nhưng lại không thực hiện. Đối với người lớn, đó chỉ là những lời nói đơn giản và chúng ta có thể quên lời hứa hay cảm thấy việc đó không cần thiết thì không làm nữa. Nhưng đối với trẻ nhỏ là việc vô cùng quan trọng.
Trẻ có thể học cách không đưa ra những lời hứa mà mình không thể thực hiện. Vì vậy, cách tốt nhất để chúng ta dạy con giữ lời hứa là trở thành tấm gương cho sự liêm chính.
Ngược lại, khi bố mẹ không giữ lời hứa với con, chúng ta không chỉ khiến trẻ thất vọng vào khoảnh khắc đó mà còn có thể gây ra nhiều điều khác: