Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bố mẹ chỉ có trung bình 12,5 - 30 phút mỗi ngày để nói chuyện với con cái, khoảng 8,5 phút thường dành cho những cuộc tranh cãi và trách phạt, và chỉ có 4 phút còn lại để trò chuyện thân thiện với con.
Vậy nên, điều bố mẹ cần làm là dành nhiều thời gian hơn cho con, trò chuyện, chia sẻ và lắng nghe con mỗi ngày. Hãy hỏi trẻ những câu hỏi mở, vì điều này sẽ giúp trẻ tăng khả năng tư duy, bày tỏ cảm xúc và có quyền lựa chọn trả lời theo ý muốn của mình. Vậy những câu mà mẹ nên hỏi trẻ là gì? Thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp mẹ gỡ rối vấn đề này.
"Dạo này con thế nào"?
Việc quan tâm đến cuộc sống hàng ngày của con là điều mà bố mẹ nên làm, khi bố mẹ hỏi "Hôm nay con thế nào", nếu không muốn con trả lời đơn giản như "ổn" hay "mọi thứ đều ổn" thì hãy chủ động chia sẻ về cuộc sống của bố mẹ trước, kể cho con nghe về một ngày làm việc của mình, những điều đã xảy ra, điều mình thích và những điều hay đã học được.
Thông qua những câu chuyện mà bố mẹ chia sẻ, điều này sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực trong cuộc trò chuyện với con, khuyến khích con bày tỏ cảm xúc và cũng giúp con học hỏi được kinh nghiệm sống từ bố mẹ.
Hỏi về cuộc sống thường ngày của con sẽ giúp trẻ tăng khả năng tư duy và có cơ hội bày tỏ cảm xúc của chính mình.
"Kể cho mẹ nghe về bạn của con đi"
Bố mẹ có thể hỏi con mình về một người bạn cụ thể hoặc cũng có thể đặt câu hỏi này theo cách chung chung như "Kể cho mẹ nghe về cậu bạn thân của con" hay "Thường ngày con và cậu ấy chơi với nhau thế nào". Điều này sẽ giúp con bạn tin tưởng và cởi mở với bố mẹ nếu chúng gặp phải tình huống khó khăn.
Hỏi thăm về bạn bè của con cũng là cách chia sẻ tuyệt vời mà bố mẹ nên làm.
"Hôm nay có chuyện gì vui không con?"
Nếu trẻ buồn bã hay không thể nhớ bất cứ điều gì thú vị đã xảy ra với chúng vào ngày hôm đó, bố mẹ hãy chủ động hỏi thăm và cỗ vũ con. Điều mà bố mẹ nên làm là có thể đưa trẻ đi xem bộ phim mà chúng thích, hay cùng chơi một trò chơi thú vị ở nhà. Những hoạt động như vậy có thể giúp trẻ hư giãn đầu óc và gắn kết tình cảm gia đình.
Khi tâm trạng trẻ không tốt, thay vì phớt lờ bố mẹ hãy cùng trẻ tham gia hoạt động giải trí nào đó để giúp con lấy lại tinh thần.
"Con có cần mẹ giúp điều gì không"?
Hầu hết chúng ta đều cảm thấy khó khăn khi nhờ người khác giúp đỡ, với một đứa trẻ cũng thế. Vậy nên, nếu một đứa trẻ không quen được giúp đỡ những việc nhỏ thì sẽ không bao giờ nhờ bố mẹ giúp đỡ trong những tình huống khó khăn.
Do đó, điều bố mẹ có thể làm trong trường hợp này là đề nghị trẻ giúp dọn phòng hoặc làm bài tập về nhà và sau đó là hỏi trẻ "Con có cần mẹ giúp điều gì không?". Trên thực tế, việc hỏi con có cần giúp đỡ không sẽ giúp bố mẹ có cơ hội ở bên khi chúng cần bạn nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bố mẹ phải làm mọi thứ cho con mình.
Việc hỏi con có cần giúp đỡ không sẽ giúp bố mẹ có cơ hội ở bên khi chúng cần bạn nhất.
Trong những trường hợp trên, bố mẹ hãy cố gắng đừng ngắt lời con trẻ khi chúng chia sẻ những câu chuyện của chính mình, chỉ đưa ra nhận xét và lời khuyên khi trẻ yêu cầu. Bố mẹ cũng đừng ngại dành cho con những cái ôm hay nắm tay con khi đi trên đường.
Nếu bố mẹ đang gặp khó khăn về việc giao tiếp với con, hãy áp dụng ngay những câu hỏi phổ biến trên vào những cuộc trò chuyện với con mỗi ngày.