Chương trình truyền hình Hà Lan cho người lớn cởi đồ để giáo dục gây tranh cãi

Khi vừa chứng kiến dàn người lớn “không mảnh vải che thân”, những đứa trẻ tỏ ra khá bối rồi, không mấy thoải mái. Một cô bé lên tiếng: “Đây không phải là buổi biểu diễn mà cháu cần phải xem”.

Gần đây, một chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi mang tên Gewoon Bloot - tên Tiếng Anh: "Simply Naked” (tạm dịch: Đơn giản là khỏa thân), sắp lên sóng trên Đài Truyền hình Quốc gia Hà Lan (NOS) đang gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ.

Cụ thể, trong đoạn clip giới thiệu về chương trình, 5 người lớn đứng trên bục cởi đồ trước khán giả là trẻ em. Khi người lớn hoàn toàn khỏa thân, những bé trai và bé gái (từ 10 – 12 tuổi) được mời đặt câu hỏi về các chủ đề như cảm giác tự tin của người lớn đối với cơ thể của họ.

Chương trình truyền hình Hà Lan cho người lớn cởi đồ để giáo dục gây tranh cãi - 1

5 người lớn đứng trên bục cởi đồ trước khán giả là trẻ em. (Nguồn: Internet)

Chương trình truyền hình Hà Lan cho người lớn cởi đồ để giáo dục gây tranh cãi - 2

Cảnh tượng khiến nhiều người lớn không khỏi đỏ mặt, huống chi là các bé thiếu nhi. (Nguồn: Internet)

Khi vừa chứng kiến dàn người lớn “không mảnh vải che thân”, những đứa trẻ tỏ ra khá bối rối, không mấy thoải mái. Một cô bé lên tiếng: “Đây không phải là buổi biểu diễn mà cháu cần phải xem”. Lập tức, một đứa trẻ khác hưởng ứng: “Thật tốt khi biết rằng các bạn khác cũng lo lắng về điều tương tự”.

Chương trình truyền hình Hà Lan cho người lớn cởi đồ để giáo dục gây tranh cãi - 3

Cô bé không mấy thoải mái trước cảnh khỏa thân của người lớn. (Nguồn: Internet)

Chương trình truyền hình Hà Lan cho người lớn cởi đồ để giáo dục gây tranh cãi - 4

Một cậu bé khác lại đặt câu hỏi một cách tò mò. (Nguồn: Internet)

Ngay lập tức, chương trình này đã nhận về làn sóng phản ứng trái chiều. Rất nhiều ý kiến của người xem truyền hình, cũng như các chuyên gia giáo dục tại Hà Lan đều không đồng tình với cách thực hiện nội dung giáo dục như thế này. Nhiều người cho rằng chương trình đã đi quá giới hạn có thể chấp nhận và cách thức thực hiện chương trình mang những yếu tố bất bình thường về mặt tâm lý giới tính, lệch ra khỏi chuẩn mực giáo dục.

Đa số đưa ra những đánh giá gay gắt như “Ghê tởm”, “Gần như thúc đẩy nạn ấu dâm”… Trong đó, Nghị sĩ cánh tả Tunahan Kuzu gọi chương trình là “kinh dị”, đồng thời yêu cầu những người theo dõi Twitter của ông viết thư phản đối cho đài truyền hình. Đảng Nhân dân Đan Mạch bảo thủ cũng phản đối chương trình.

Chủ tịch đảng Peter Skaarup chỉ trích chương trình “hoàn toàn sai lầm” và “quá cực đoan”. Ông nói thêm: “Chúng ta không nên để trẻ em là trẻ em thôi sao? Chương trình dạy hư con cái của chúng ta. Những đứa trẻ ở tuổi đó đã có rất nhiều thứ chạy quanh đầu, không cần thiết phải có thêm những thứ này nữa”.

Vậy sự thật là như thế nào? Mục đích của chương trình là gì?

Thực tế, Gewoon Bloot được sản xuất dựa trên format của chương trình "Siêu khỏa thân" (Ultra smider tojet) của Đan Mạch. Chương trình "Siêu khỏa thân" này hiện đã được thực hiện tới phần thứ hai.

Người dẫn chương trình - Edson da Graça giới thiệu: mục đích của việc khỏa thân là để dạy trẻ em rằng mỗi cơ thể đều khác nhau và không phải cơ thể nào cũng hoàn hảo.

Chương trình truyền hình Hà Lan cho người lớn cởi đồ để giáo dục gây tranh cãi - 5

Theo người dẫn chương trình - Edson da Graça, mục đích của chương trình là để dạy trẻ em rằng không phải cơ thể nào cũng hoàn hảo. (Nguồn: Internet)

Cô Elsbeth Reitzema, một chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe giới tính đến từ tổ chức sức khỏe tình dục Rutgers – công ty hợp tác với NOS sản xuất “Simply Naked”, cũng nhấn mạnh, những hình ảnh bán khiêu dâm mà trẻ em xem hàng ngày trên truyền hình và Internet khiến chúng có cái nhìn sai lệch, không thực tế về cơ thể. Theo cô, những đứa trẻ được trực tiếp nhìn thấy người khỏa thân, cũng như được giáo dục về nó, sẽ có cách nhìn đúng đắn, tích cực hơn cơ thể con người.

Phía đài truyền hình NOS cũng đưa ra phát ngôn chính thức: "Các em nhỏ tham gia chương trình này biết chính xác những gì sẽ được giới thiệu tới các em, các em có thể chia sẻ về những cảm nhận của mình trong suốt quá trình ghi hình ở bất cứ thời điểm nào. Chúng tôi đã biết trước sẽ phải đón nhận những phản ứng".

Chương trình truyền hình Hà Lan cho người lớn cởi đồ để giáo dục gây tranh cãi - 6

Phía đài truyền hình NOS đưa ra phát ngôn chính thức: "Các em nhỏ tham gia chương trình này biết chính xác những gì sẽ được giới thiệu tới các em”.

"Không phải ai cũng đồng ý rằng chương trình này lại có thể dành cho trẻ nhỏ. Ý kiến đó không sao cả, bởi chính cha mẹ mới là người sau cùng quyết định liệu con của họ có ngồi xem chương trình này hay không, sự lựa chọn vẫn ở trong tay người lớn".

Cách dạy con “kỳ lạ” của người Bắc Âu

Trước đó, chương trình Ultra smider tojet - "Siêu khỏa thân" cũng từng phải nhận nhiều chỉ trích tại Đan Mạch. Tuy nhiên, vẫn có phần đông cha mẹ Đan Mạch ủng hộ chương trình này.

Chương trình truyền hình Hà Lan cho người lớn cởi đồ để giáo dục gây tranh cãi - 7

Chương trình Ultra smider tojet - "Siêu khỏa thân" cũng từng phải nhận nhiều chỉ trích tại Đan Mạch.

Cô Sofie Münster, chuyên gia tâm lý nhi khoa người Đan Mạch giải thích về việc tại sao chương trình "Siêu khỏa thân" vẫn được một bộ phận phụ huynh Đan Mạch đón nhận: "Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của những thực tế không hoàn hảo.

Cha mẹ tại Đan Mạch nhìn chung có xu hướng muốn con mình va chạm với thực tế ngay khi còn trong vòng tay cha mẹ, để họ có thể hỗ trợ được nhiều nhất cho con, thay vì bao bọc con, giúp con tránh khỏi mọi điều tiêu cực và dựng lên trước mắt trẻ một thế giới quá hoàn hảo.

Cách nuôi dạy con cái của người Đan Mạch thường ủng hộ việc để trẻ em chia sẻ, bộc lộ mọi thứ là che giấu chúng”.

Chương trình truyền hình Hà Lan cho người lớn cởi đồ để giáo dục gây tranh cãi - 8

Dù gây ra khá nhiều tranh cãi nhưng người Đan Mạch vẫn muốn dạy con cái mình theo hướng “cho trẻ thấy những thực tế của cuộc sống”.

Cô thừa nhận, một chương trình dành cho trẻ em có người lớn khỏa thân có thể đang đưa phương pháp tiếp cận của Đan Mạch đến mức cực đoan. Nhưng cách của Đan Mạch để giải quyết sự lo lắng của trẻ em về các vấn đề cơ thể là "để chúng tiếp xúc với cơ thể trần thật sự".

Nữ chuyên gia tâm lý nói: “Đây là cách chúng tôi giáo dục con cái của mình. Chúng tôi cho trẻ thấy những thực tế của cuộc sống.”

Người mẹ sinh 4 con nhưng ADN 4 đứa trẻ không huyết thống với mẹ, sự thật được hóa giải
Theo Hạ Mây (Dịch từ nytimes.com) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)