Con sợ không chịu ngủ riêng: Chuyên gia tâm lý mách mẹ chiêu lợi hại

Cha mẹ nên cho con ngủ riêng khi lên 3 tuổi nhằm giúp trẻ hình thành thói quen tốt, tự lập hơn khi lớn lên.

Nhiều cha mẹ thường truyền tai nhau rằng trẻ nên bắt đầu ngủ riêng khi lên 3, nhằm tạo thói quen tự lập cho con. Và thực tế, bí quyết này vô cùng đúng đắn, vì ngủ riêng đúng thời điểm sẽ hình thành được nhiều thói quen tốt từ khi còn nhỏ. Việc cho trẻ ngủ riêng sẽ giúp hình thành cho trẻ nhận thức về sự khác biệt trong giới tính. Bên cạnh đó, trẻ có thể tăng tính tự lập từ khi còn nhỏ, không quấy khóc, dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ. Và đặc biệt, trẻ sẽ không bị ảnh hưởng tâm lý bởi những vấn đề phát sinh trong cuộc sống hôn nhân của cha mẹ.

Dưới đây là những thông tin hữu ích từ chuyên gia về về cha mẹ có nên cho con ngủ riêng hay không và khi nào là phù hợp?

Con sợ không chịu ngủ riêng: Chuyên gia tâm lý mách mẹ chiêu lợi hại - 3

Tại sao nhiều người cho rằng trẻ nên ngủ riêng khi 3 tuổi?

Trong giai đoạn đầu đời của trẻ, đặc biệt là trước 2 tuổi, cha mẹ cần dỗ dành, cho con bú và dỗ chúng ngủ vào ban đêm. Để tiện cho việc chăm sóc, theo dõi bé, hầu hết cha mẹ sẽ cho con ngủ chung phòng, chung giường.

Tuy nhiên sau 3 tuổi, bé đã có khả năng kiểm soát giấc ngủ nhất định, thói quen ngủ ngày càng đều đặn hơn, số lần thức đêm giảm đi nhiều nên hầu hết các bậc cha mẹ đều nghĩ đây là cơ hội để tập cho bé ngủ riêng.

Con sợ không chịu ngủ riêng: Chuyên gia tâm lý mách mẹ chiêu lợi hại - 4

Cha mẹ nên cho trẻ ngủ riêng, đặc biệt khi trẻ đã lên 3 tuổi.

Thực chất, nên tùy thuộc vào tâm lý, sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ và phương pháp giáo dục của cha mẹ mà lựa chọn cho con ngủ riêng ở giai đoạn phù hợp. Vì vậy, ngoài việc hướng dẫn trẻ học những kỹ năng sống cơ bản, cha mẹ còn phải tạo cho trẻ cảm giác an toàn.

Nếu sự phát triển tâm lý của trẻ ổn định chúng hoàn toàn có thể ngủ riêng dễ dàng, thậm chí trước 3 tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ luôn cảm thấy bất an, tâm lý thường hay bất ổn, bị ép ngủ phòng riêng từ lúc 3 tuổi sẽ mang lại cho trẻ nhiều gánh nặng tâm lý, không có lợi cho sự phát triển tinh thần.

Cha mẹ cần chú ý điều gì khi cho trẻ ngủ riêng?

Trước khi cho con ngủ riêng, cha mẹ nên chú ý một số điều quan trọng sau:

Bé đã có khả năng ngủ một mình chưa?

Cha mẹ có thể quan sát giấc ngủ của trẻ từ khi bắt đầu giấc ngủ và cả chất lượng giấc ngủ. Nếu trẻ có thể ngủ thiếp đi mà không có bố mẹ bên cạnh thì trẻ đã có thể thích nghi với việc ngủ một mình

Giúp trẻ xây dựng sự tự tin trước khi ngủ một mình

Một số trẻ thiếu tự tin khi ngủ một mình. Để giúp trẻ thích nghi, cha mẹ nên giúp trẻ hình thành sự tự tin trước khi tách phòng, ví dụ như kể cho con nghe một số câu chuyện liên quan đến việc ngủ tự lập. Từ sự giáo dục đó, nỗi sợ hãi trong trẻ sẽ giảm đi, đồng thời chúng cũng sẽ dễ dàng chấp nhận việc ngủ mà không có cha mẹ ở bên.

Con sợ không chịu ngủ riêng: Chuyên gia tâm lý mách mẹ chiêu lợi hại - 6

Cha mẹ nên chia giường trước khi chia phòng cho con ngủ riêng.

Chia giường trước khi chia phòng

Để giúp trẻ thích nghi tốt hơn với việc ngủ trong phòng riêng, bạn có thể bắt đầu bằng cách chia giường riêng cho con. Cha mẹ hãy kê một chiếc giường nhỏ bên cạnh giường của mình. Điều này có thể giúp trẻ giảm thiểu tính phụ thuộc vào cha mẹ và đạt được sự tách biệt về không gian. Sau một thời gian thích nghi, trẻ đã quen với việc ngủ trên giường của mình, từ đó, việc tách phòng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Con sợ không chịu ngủ riêng: Chuyên gia tâm lý mách mẹ chiêu lợi hại - 7

Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình – giáo viên Ngữ Văn – cán bộ tư vấn học đường Trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng.

Con sợ không chịu ngủ riêng: Chuyên gia tâm lý mách mẹ chiêu lợi hại - 8

Vì sao cha mẹ nên cho con ngủ riêng?

Để làm rõ vấn đề này, chúng ta cần nhìn vào những lợi ích của việc cho con ngủ riêng.

Ngủ riêng là cơ hội để con tự học cách đi vào giấc ngủ mà không cần cha mẹ. Từ đó, chúng ta sẽ giúp trẻ sớm nhận thức được rằng khi chúng lớn, sẽ có lúc chúng chỉ có một mình, có lúc phải tự xoay sở để giải quyết các vấn đề của mình.

Giúp trẻ hiểu rằng cha mẹ có mối quan hệ riêng, khi con trưởng thành, con cũng sẽ như vậy và mối quan hệ đó cần được tôn trọng.

Tạo cho trẻ có được cảm giác tự hào khi con cảm thấy mình có thể tự chăm sóc bản thân như tự mặc đồ, tự thực hiện các công việc vệ sinh. Trẻ cũng có cảm giác vui thích khi làm được những gì mà bạn cùng trang lứa của chúng đã thành thạo. Từ đó, trẻ gây dựng được sự tự chủ, tự tin để chăm sóc các nhu cầu của bản thân.

Giúp trẻ học cách sớm vượt qua các nỗi sợ thông thường như sợ bóng tối, sợ quái vật…Giúp cho cha mẹ được nghỉ ngơi tốt hơn sau ngày dài làm việc mà không bị những cử động cựa quậy, xoay người của con làm ảnh hưởng.

Con sợ không chịu ngủ riêng: Chuyên gia tâm lý mách mẹ chiêu lợi hại - 9

Mấy tuổi cho trẻ ngủ riêng là thích hợp?

Cũng giống như một số nước trên thế giới, nhiều cha mẹ Việt Nam vẫn duy trì thói quen ngủ cùng con trong nhiều năm. Điều này có lẽ xuất phát từ nhu cầu bản năng của cha mẹ là được gần gũi con mình, thuận tiện chăm sóc con nếu con tỉnh giấc lúc nửa đêm. Đó cũng là nhu cầu của con nhỏ là được tiếp xúc da kề da, được âu yếm của con với cha mẹ.

Con trẻ có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn, tình cảm của cha mẹ và con cái vì thế mà cũng trở nên gắn kết hơn. Tuy nhiên, thói quen này không thể kéo dài mãi nhất là khi con đã lớn, giống như con chim non đến lúc phải tách mẹ.

Độ tuổi chính xác thì cần phụ thuộc vào sức khoẻ cũng như phong cách của từng cha mẹ và con cái. Có thể bắt đầu khi con 2 - 3 tuổi , cũng có thể bắt đầu khi con 5 - 6 tuổi. Điều quan trọng là chú ý vào khâu chuẩn bị tâm lý và cần từng bước hình thành thói quen cho con.

Con sợ không chịu ngủ riêng: Chuyên gia tâm lý mách mẹ chiêu lợi hại - 10

Cách tập cho con ngủ riêng

Không vội vàng: Cha mẹ cần nhận thức rằng việc thay đổi một thói quen, đúng hơn là một nhu cầu lớn thì không hề dễ dàng trong ngày một ngày hai mà hãy bắt đầu chậm từng bước. Ban đầu, không nên đột ngột bắt trẻ ngủ một mình, cần bắt đầu từ một đến hai ngày trên một tuần và xem phản ứng của con, sau đó mới tăng dần số ngày lên.

Cùng con thiết lập quá trình ngủ: Cha mẹ có thể cùng con luyện tập việc thiết lập trong nhiều ngày lặp đi lặp lại, lúc đầu cha mẹ làm cùng con, sau đó chỉ quan sát, nếu thấy con đã thành thạo thì cha mẹ có thể rời xa dần.

Quá trình ngủ bắt đầu bằng việc đánh răng, thay đồ ngủ, thủ thỉ nói chuyện, hoặc cầu nguyện, đọc truyện, nói lời chúc ngủ ngon. Những việc này tạo cho trẻ cảm giác thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Ngủ cùng phòng với con trong thời gian đầu: Thời gian này cha mẹ nên ngủ chung với con nhưng khác giường hoặc đệm. Điều này khiến con cảm thấy yên tâm vì vẫn có sự hiện diện của cha mẹ mỗi tối nhưng sự tiếp xúc cơ thể bước đầu đã được tách ra.

Tạo cho con sự an tâm: Nếu con đã quen với giọng nói, thích chạm vào bụng hoặc cánh tay của cha mẹ để có cảm giác êm dịu thì thời gian đầu cha mẹ có thể nằm cùng con trong một khoảng thời gian rồi giảm dần trong những ngày kế tiếp.

Tránh xa thiết bị điện tử: Phần lớn chúng ta đều biết dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ có ảnh hưởng tới tất cả mọi người chứ không riêng gì trẻ nhỏ. Vì vậy, để thiết lập việc ngủ riêng cho con thì cần để con tránh xa các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ, thậm chí tránh lắp đặt ti vi trong phòng ngủ của con.

Tránh dùng giấc ngủ để đe doạ con: một số cha mẹ dùng việc ngủ riêng để đe doạ hoặc làm hình phạt cho con khi con mắc lỗi, điều này có thể gây hại lớn cho tâm lý và khó khăn cho việc tạo thói quen ngủ riêng của con.

Tuỳ thuộc vào phong cách, sức khoẻ của từng phụ huynh và con cái mà chúng ta có thể quyết định cho con ngủ riêng vào thời điểm nào. Nhưng rõ ràng cho con ngủ riêng không chỉ mang lại cho trẻ sự tự tin mà còn giúp trẻ trở nên mạnh mẽ, độc lập trong tương lai. Vì vậy cha mẹ hãy cân nhắc để sớm hình thành cho con thói quen này.

Thấy con thức giấc, mẹ lén nhìn qua khe cửa liền không thể bình tĩnh: Con quá thông minh
Theo Hạ Mây Dịch từ: Sohu (thoidaiplus.giadinh.net.vn)