Clip triệu view "cô Tuấn Trinh" dọa trẻ ăn được nhiều bố mẹ áp dụng, con ăn nhanh nhưng đầm đìa nước mắt, chuyên gia đưa cảnh báo

Áp dụng dọa nạt trong bữa ăn cho con, có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường về tâm lý và sự phát triển của trẻ.

Thời gian gần đây, đoạn clip Cô Tuấn Trinh dỗ trẻ ăn được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Xuất phát từ mục đích giải trí, Tiktoker Long Chun đã tạo nên một nhân vật hư cấu - cô Tuấn Trinh với mái tóc ngắn cùng nhiều biểu cảm hài hước. Cách đây không lâu nam Tiktoker đăng tải đoạn clip "Cách cho trẻ ăn hiệu quả 100%", thu hút hơn 15 triệu lượt xem.

Đoạn clip cô Tuấn Trinh cho trẻ ăn viral trên mạng xã hội thời gian gần đây.

Trong đoạn clip, "cô Tuấn Trinh" tái hiện lại cảnh cho con ăn hàng ngày với bát cháo trên tay. Nhân vật liên tục lặp đi lặp lại: "Ngoan cô Trinh thương, cô Trinh yêu. Hư cô Trinh nuốt chửng nhá" và đưa muỗng cháo về phía ống kính. Ngoài ra, đoạn clip còn xuất hiện những câu thúc ép quen thuộc như: "Ăn đê", "Nuốt hết bát cơm đê", "Đừng để cô Trinh cáu",... kèm với lời nói là nhạc lồng tiếng có phần rùng rợn và những biểu cảm có phần hung dữ. Có lẽ, nhiều người lớn sẽ bật cười khi xem đoạn clip vì cảm thấy hình ảnh quen thuộc có thể từng xảy ra trong bữa cơm nhà mình hay vì diễn xuất quá nhập tâm của Long Chun.

Clip triệu view amp;#34;cô Tuấn Trinhamp;#34; dọa trẻ ăn được nhiều bố mẹ áp dụng, con ăn nhanh nhưng đầm đìa nước mắt, chuyên gia đưa cảnh báo - 1

Clip triệu view amp;#34;cô Tuấn Trinhamp;#34; dọa trẻ ăn được nhiều bố mẹ áp dụng, con ăn nhanh nhưng đầm đìa nước mắt, chuyên gia đưa cảnh báo - 2

Đoạn clip Long Chun hóa cô Tuấn Trinh cho trẻ ăn thu hút hơn 15 triệu lượt xem.

Đúng như tiêu đề đoạn clip "Cách cho trẻ ăn hiệu quả 100%", nhiều bậc phụ huynh đã thử sử dụng đoạn clip này trong quá trình cho con ăn và đạt được hiệu quả bất ngờ. Trẻ lo lắng khi xem clip, thậm chí có trẻ bật khóc, ăn trong nước mắt, liên tục nuốt những muỗng kế tiếp. Chính vì vậy mà những đoạn clip cho con xem cô Tuấn Trinh trong giờ ăn liên tục được đăng tải. Hiệu ứng "cô Tuấn Trinh" vì vậy mà lan rộng. Có lẽ bố mẹ chỉ muốn ghi lại khoảnh khắc giải trí của con chứ không thật sự áp dụng vào đời sống hàng ngày. 

Clip triệu view amp;#34;cô Tuấn Trinhamp;#34; dọa trẻ ăn được nhiều bố mẹ áp dụng, con ăn nhanh nhưng đầm đìa nước mắt, chuyên gia đưa cảnh báo - 3

Nhiều ông bố bà mẹ đã quay lại phản ứng của con khi xem clip.

Tuy nhiên, việc dọa dẫm để bắt con ăn không phải quá hiếm gặp. Nhiều bố mẹ có xu hướng hối thúc con ăn nhanh bằng những lời răn đe như: "Không ăn là mẹ đánh", "Không ăn bị ông ba bị bắt",... Trẻ ăn ngoan, ăn nhanh đúng như bố mẹ mong muốn. Thế nhưng việc con ăn cơm trong nước mắt và những lời dọa nạt liệu có để lại những tổn thương tâm lý? Chuyên gia tâm lý Vũ Thị Xuân Lan đã có những chia sẻ về việc dọa con ăn và đưa ra những lời khuyên sâu sắc. 

Clip triệu view amp;#34;cô Tuấn Trinhamp;#34; dọa trẻ ăn được nhiều bố mẹ áp dụng, con ăn nhanh nhưng đầm đìa nước mắt, chuyên gia đưa cảnh báo - 4

Từ trước đến nay phụ huynh Á đông nói chung và Việt Nam nói riêng thường hay dạy con bằng cách dọa nạt như “Không ăn sẽ bị ông kẹ, ông ba bị bắt” hay “Ăn đi không cô chú đánh đòn”,… Tâm lý này xuất phát từ đâu ?

Nhà văn truyện kinh dị viết: “Cảm xúc cổ xưa và mạnh mẽ nhất của nhân loại là sợ hãi và loại sợ hãi cổ xưa và mạnh mẽ nhất là nỗi sợ về cái gì không biết". Di sản của tổ tiên từ thời loài người xuất hiện đến nay và cả trước đó ở các loài tiền thân của con người, để lại cho chúng ta bài học sợ cái lạ để sinh tồn.  

Bạn có nhớ câu: “Gậy gộc và gạch đá có thể làm gãy xương tôi nhưng lời nói chẳng nhằm gì?”. Điều này hoàn toàn sai, dùng lời nói truyền đi thông điệp tiêu cực như đe dọa hay dọa nạt  trẻ, sẽ để lại những thông điệp có tác động vô cùng lớn đến với sức khỏe tinh thần.

Doạ nạt xuất phát tư tâm lý:

- Tình thương, lo lắng, nỗi sợ bởi vì ba mẹ nào mong con sẽ ăn ngon, ăn giỏi, cơ thể khoẻ mạnh 

- Một số ba mẹ sợ bị đánh giá, phán xét năng lực,  kỹ năng chưa đủ tốt của gia đình và xã hội 

- Mang lại sự tiện hơn việc phải dành nhiều thời gian tìm hiểu về nguyên nhân, dỗ dành trẻ 

- Đời sống bận rộn căng thẳng, áp lực công việc, cuộc sống

- Học tập từ thông tin trực tiếp từ môi trường sống hoặc gián tiếp thông qua phương tiện truyền thông không chính thống.

Clip triệu view amp;#34;cô Tuấn Trinhamp;#34; dọa trẻ ăn được nhiều bố mẹ áp dụng, con ăn nhanh nhưng đầm đìa nước mắt, chuyên gia đưa cảnh báo - 5

Đoạn clip dỗ con ăn của cô Tuấn Trinh trở nên viral trên mạng xã hội và có vẻ đạt được hiệu quả trong việc thúc ép trẻ ăn nhanh. Nhận định của chuyên gia về hiện tượng này?

Không bàn luận đến một clip cụ thể nào, nhưng quyền lựa chọn thuộc về cha mẹ. Vì vậy cha mẹ cần gạn đục khơi trong, chọn lọc tri thức đúng đắn sử dụng và áp dụng cho mình, cho con. Cha mẹ mong muốn tương lai con lớn lên với cơ thể khỏe mạnh, tâm trí lành mạnh thì tôi tin cha mẹ sẽ đủ kiên nhẫn để tìm kiếm nguồn kiến thức khoa học, hợp lý, áp dụng cho con. 

Khi nghe hay xem đoạn clip có tính chất dọa nạt , tâm lý của trẻ có thể ảnh hưởng như thế nào? 

Dọa nạt mang lại ấn tượng không tốt cho trẻ, ghi dấu trải nghiệm không tốt trong tâm trí non nớt của trẻ, đặc biệt trong bữa ăn. Dù bị trực tiếp hay gián tiếp, tùy vào thời lượng, tần suất, cường độ, hình thức dọa nạt, tính chất, độ tuổi mà sẽ ảnh hưởng lên những cảm xúc, nhận thức và suy nghĩ, hành vi của trẻ.

Hệ thần kinh tiêu hoá sẽ có trách nhiệm hệ tiêu hoá và nó được ví như như bộ não thứ hai, quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn hệ tiêu hoá cần môi trường an toàn và thoải mái để hệ tiêu hoá làm việc tối đa, nếu trẻ ăn trong trạng thái sợ hãi hocmon căng thẳng sản xuất ra về lâu dài không chỉ ảnh hưởng về tiêu hoá, cơ thể mà cả tâm lý của trẻ.

Dọa nạt có thể làm trẻ ăn nhanh hơn nhưng chúng ta đang gieo vào hạt giống bất hạnh mà cả chúng ta và con cái sẽ nhận vào một ngày không xa. 

Chuyên gia có thể chia sẻ  trường hợp cụ thể thực tế về việc trẻ bị tổn thương tâm lý do những lời dọa nạt tưởng chừng vô hại?

Trường hợp bé A (7 tuổi) thường đau bụng khi đến giờ ăn. Qua nhiều phiên làm việc thì phát hiện ra cứ đến bữa ăn tại nhà, trẻ lại căng thẳng, đau bụng. Cơn đau bụng xảy ra đầu buổi ăn, đi khám thể lý, siêu âm bụng không phát hiện bất thường nên mẹ được  khuyên chuyển qua thăm khám tâm lý. Qua thăm khám, làm kiểm tr và trò chuyện thì được biết em bị đau bụng khoảng 3 tháng nay. Bố mẹ thường xuyên cãi nhau, vì vậy trong thời gian gần đây đến bữa ăn thì em thường bị quát, la, và bị hối thúc, dọa nạt không ăn sẽ cho em nhịn đói, cho thức ăn người khác ăn,…

Em bắt đầu trở nên căng thẳng khi đến giờ ăn ở nhà, nhưng ở trường thì không xảy ra hiện tượng này. Quá trình làm việc nâng đỡ con và làm việc cùng mẹ sau nhiều phiên thì tình trạng của con cải thiện. Cho thấy cơn đau bụng như tín hiệu nói thay cho nỗi sợ của bé, triệu chứng giúp cho trẻ có thể không bị mẹ la và đe dọa, không bị ép ăn nữa. Nhiều trường hợp trẻ sợ một loại thức ăn về lâu dài, thậm chí ám ảnh khi đến giờ ăn.

Trẻ sợ mà ăn, sợ trừng phạt vì không nghe lời đều đem lại hậu quả không mong muốn. Nếu sợ cha mẹ trừng phạt thì trẻ ăn chỉ để ăn, ăn vì lo bị trừng phạt.

Việc cho trẻ ăn là vấn đề “đau đầu” với nhiều ông bố bà mẹ. Chuyên gia có thể đưa ra một số lời khuyên giúp trẻ ăn ngon – ăn ngoan mà không cần dọa nạt 

Con trẻ cần phát  triển cơ thể khoẻ mạnh và tâm trí lành mạnh. BamMẹ cần trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản khi nuôi dạy con, thoát ra khỏi suy nghĩ cho trẻ ăn là việc đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng. Tín hiệu và phản ứng trên khuôn mặt hay lời nói đều tác động đến trẻ, hình thành nên những cảm giác không dễ chịu trong bữa ăn.

 Ghi nhận  thời điểm nào đó trẻ có thể biếng ăn, đón nhận, nỗ lực, kiên nhẫn  tìm hiểu nguyên nhân. 

- Ba mẹ tìm hiểu vào giai đoạn này còn khó khăn, khủng hoảng độ tuổi  mọc răng, bệnh lý, xáo trộn tâm lý gì nơi môi trường con sống, môi trường học tập...

-  Lập quy tắc trong bữa ăn, tùy theo độ tuổi, thời gian ăn khoảng 30-45 phút. 

-  Bầu không khí vui vẻ, thoải mái, trẻ ngồi cùng thành viên trong gia đình

- Thức ăn đa dạng, nhiều màu sắc, trang trí tạo hình thù thú vị giúp trẻ thích thú hơn trong bữa ăn, lượng thức ăn vừa đủ tránh gây cảm giác sợ 

- Khen ngợi khích lệ con trong từng hành động của trẻ như tự xúc ăn, nhai tốt, gọn gàng...

- Trẻ tự lập trải nghiệm cầm nắm đồ ăn theo ý muốn, có thể dùng tay, thìa, nĩa...

- Hình thành thói quen tốt  ăn đúng giờ, rửa tay trước khi ăn, tránh ăn vặt trước giờ ăn, trẻ vui chơi, hoạt động trước bữa ăn giúp trẻ ngon miệng hơn

- Trẻ biếng ăn chỉ là nhất thời, mình cần đồng hành, kiên nhẫn đủ thì sẽ cùng con vượt qua giai đoạn.

Clip triệu view amp;#34;cô Tuấn Trinhamp;#34; dọa trẻ ăn được nhiều bố mẹ áp dụng, con ăn nhanh nhưng đầm đìa nước mắt, chuyên gia đưa cảnh báo - 6

Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ!

9 MẸ 10 Ý Sinh một con là ích kỷ?: Phi Thanh Vân Hãy văn minh lên, Mâu Thuỷ Sinh ra mà không chăm mới là ích kỷ