Một số cha mẹ và người lớn có thể cho rằng việc gây gổ hay chọc phá nhau trong trường học là điều bình thường của tuổi học trò, tuy nhiên, các nghiên cứu đã đưa ra các khuyến cáo rằng điều đó hoàn toàn không bình thường, mà có thể dẫn đến những nguy cơ gây căng thẳng, bất an và lo sợ cho những đứa trẻ “yếu thế” hơn trong trường.
Dưới đây là những điều mà cha mẹ nên dạy để trẻ tránh bị bắt nạt ở trường.
Dạy con cứng rắn
Tâm lý bình thường của các bậc phụ huynh khi con bị bắt nạt thường khuyên trẻ nên im lặng, chịu đựng, một điều nhịn là chín điều lành... mà không biết rằng đây là những quan niệm sai lầm. Nếu trẻ có cách hành xử như vậy khi bị bắt nạt, trẻ sẽ ngày càng sợ hãi, thu mình, lầm lỳ, ít nói. Sự hèn nhát và yếu đuối là tiêu chuẩn cho những kẻ bắt nạt tìm kiếm đối tượng.
Vì vậy, cha mẹ nên dạy con không được sợ hãi trước những người có thể gây nguy hại đến an toàn của mình. Hãy lên tiếng đề nghị đối phương không được tiếp tục trêu chọc mình và báo với người lớn nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Dạy con những kỹ năng sống cần thiết là điều cha mẹ nên làm để tránh trẻ bị bắt nạt ở trường.
Hãy dạy con cách tự vệ
Ngay cả khi trẻ không có bất kỳ một nguy cơ nào cho thấy mình có thể gặp nguy hiểm, cha mẹ cũng cần dạy con cách tự vệ. Nếu cha mẹ không cho phép trẻ có những hành động tự vệ khi bị bắt nạt, trẻ em sẽ mất dần ý thức đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình.
Việc để trẻ tự chủ trong mọi hoàn cảnh là tôn trọng ý thức độc lập của trẻ và hướng trẻ tới việc tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Tự vệ không phải là dạy trẻ đánh trả lại bằng vũ lực, chúng ta cần dạy trẻ sự dũng cảm để chấm dứt hành vi này.
Cha mẹ nên dạy trẻ cách tự vệ, để trẻ biết đấu tranh đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình.
Tập trung trau dồi kỹ năng giao tiếp của trẻ
Một trong số những kỹ năng rất cần thiết ở trẻ là giao tiếp với nhau và giao tiếp với người lớn. Cha mẹ cần dạy con có một thái độ bình tĩnh, luôn khoan dung và độ lượng khi chơi đùa cùng bạn bè để tránh xảy ra mâu thuẫn.
Trẻ cũng cần chấp nhận sự khác biệt giữa tính cách của các bạn để hoàn đồng và không trở thành kẻ bắt nạt người khác. Nếu trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt, không chỉ tránh được việc bị bắt nạt mà còn có rất nhiều bạn bè mà cũng hình thành tính cách tốt cho trẻ trong tương lai.
Khi thấy con bị bắt nạt, nhiều cha mẹ nghĩ ngay tới chuyện chuyển trường, chuyển lớp cho con. Tuy nhiên đây không phải là một cách làm hoàn hảo. Trước tiên, hãy tìm cách để bảo vệ lợi ích của con mình bằng việc suy nghĩ thấu đáo mọi khía cạnh của tình huống.
Đồng thời, hãy gặp gỡ cả những đứa trẻ đã bắt nạt con mình và chỉ ra cho chúng thấy rằng việc bắt nạt bạn bè là một hành động xấu. Đối với trẻ, sự bảo về của cha mẹ là vô cùng quan trọng. Vì vậy, hãy làm gương cho con bằng sự dũng cảm đứng ra bảo vệ con khi gặp vấn đề và là người chịu trách nhiệm cho mọi hành động của mình.
Cha mẹ nên dạy con không được sợ hãi trước những người có thể gây nguy hại đến an toàn của mình.