Việc cho con sử dụng các thiết bị công nghệ như Ipad, điện thoại hiện nay là điều vô cùng cần thiết bởi những thiết bị này cũng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như các vấn đề học tập và phát triển nhiều kĩ năng. Tuy nhiên song song với việc đó, trẻ sử dụng ipad, điện thoại không có sự giám sát của người lớn có thể mắc phải những sai lầm tai hại giống như con gái của đại gia Đoàn Di Băng dưới đây.
Cụ thể, cách đây ít giờ, bà mẹ 3 con đăng tải trên trang cá nhân của mình 1 đoạn video ghi lại toàn bộ câu chuyện hú hồn mới xảy ra với cô con gái lớn Hana 10 tuổi của gia đình. Đoàn Di Băng cho biết vào một hôm vợ chồng cô đi mua sắm thì phát hiện toàn bộ số tiền hạn mức trong một chiếc thẻ ngân hàng là 100 triệu đồng đã được sử dụng. Trong khi đó cả hai vợ chồng đều chưa dùng số tiền đó thì nó "không cánh mà bay".
Đại gia Quốc Vũ mới chợt nhớ ra anh có một lần đăng nhập tài khoản ngân hàng đó vào bằng ipad của con gái tuy nhiên quên chưa thoát ra. Rất có thể trong quá trình con gái dùng ipad đã sử dụng đến số tiền đó. Đoàn Di Băng đem chuyện này để hỏi con gái Hana, cô bé hoàn toàn không biết đến việc mình đã sử dụng hết 100 triệu đồng trong thẻ ngân hàng của bố.
Con gái Đoàn Di Băng lo sợ khi bị mẹ hỏi chuyện tiêu 100 triệu đồng.
Bà mẹ công khai loạt giao dịch con gái đã lỡ tay tiêu.
Bé cho biết chỉ chơi 1 số game bình thường và khi được giới thiệu bấm vào quảng cáo hay các nút khác (theo hướng dẫn) thì cô bé đã bấm vào. Đoàn Di Băng đã "ngã ngửa" hóa ra con gái vô tình bị lừa nạp tiền game mà không hề biết. Các giao dịch tiền lên tới hàng trăm lần, tiêu tốn 100 triệu đồng của bố mẹ nhưng không được ngân hàng thông báo tin nhắn nên bố mẹ không hề biết.
Bà mẹ cũng cho hay, vợ chồng cô mua ipad cho con là để phục vụ việc học ở trường nên ipad là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên khoảng thời gian gần đây Hana được nghỉ đông ở nhà, thỉnh thoảng có chơi game nhưng bố mẹ quên nhắc nhở bé về những sự cố này nên cô nhóc cũng không hề biết. Hiện vợ chồng Đoàn Di Băng đang liên lạc phía ngân hàng để tìm hiểu sự việc. Bà mẹ cũng đăng tải đoạn video nói rõ đầu đuôi câu chuyện, hy vọng chia sẻ kinh nghiệm, là bài học dành cho các bậc phụ huynh để cẩn trọng hơn với con em mình.
Phía dưới phần bình luận, rất nhiều phụ huynh lên tiếng thừa nhận đã trường hợp tương tự đã xảy đến với con em của mình, tuy nhiên số tiền mới dừng lại ở vài triệu hoặc vài chục triệu đồng chứ cả trăm triệu đồng như gia đình Đoàn Di Băng quả thực vô cùng xót lòng.
Bên cạnh đó, cách giải quyết nhẹ nhàng, không la mắng con của vợ chồng Đoàn Di Băng cũng được khen ngợi. Bà mẹ không vì xót số tiền 100 triệu đồng mà la mắng hoặc đánh con gái, cô đã phân tích, giảng giải rất nhẹ nhàng để con gái hiểu và không mắc sai phạm tiếp theo. "Cô rất thích cách dạy con của Băng dù con có lỗi nhưng vẫn để con thấy dược lỗi của con và càng làm cho con gần gũi với mẹ hơn"; "Cách xử lý khéo léo quá, rất hay và ý nghĩa. Mong rằng các bậc phụ huynh cũng có thể kiềm chế được cảm xúc, giữ bình tĩnh không đánh mắng con như Đoàn Di Băng...". Tuy nhiên cũng có người cho rằng do gia đình Đoàn Di Băng có điều kiện về kinh tế nên mới có thể kiên nhẫn và nhẹ nhàng như bà mẹ, các gia đình khác nghèo nên sẽ có hành xử không thể bình tĩnh.
Trên thực tế đúng như nhiều bậc phụ huynh đã nói ở trên, việc con trẻ gặp những tình huống lừa đảo khi sử dụng ipad điện thoại dẫn đến làm mất tiền của bố mẹ đã từng xảy ra rất nhiều. Những trường hợp nguy hiểm khác còn làm ảnh hưởng đến bản thân mình, ví dụ như những game nguy hiểm yêu cầu trẻ thực hiện các hành vi làm thương bản thân... Chính vì thế các bậc phụ huynh cần phải là người đưa ra những cảnh báo của trẻ trước khi cho con sử dụng các thiết bị công nghệ. Bên cạnh đó có phương hướng xử lý nhẹ nhàng nhưng thuyết phục khi trẻ gặp lỗi.
Ngày nay, hầu hết các nhà nghiên cứu và chuyên gia đều đồng ý rằng đánh đòn có thể gây hại cho con và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi và tính cách khi chúng lớn lên. Đó là lý do tại sao các bậc cha mẹ vẫn đánh trẻ, có lẽ đã đến lúc phải nghĩ lại hình thức kỷ luật đó.
Thay vì đánh con, tại sao không thử làm 3 điều này thay vào đó?
1. Đưa ra hình phạt
Thay vì đánh đòn, bạn có thể cho con một hình phạt nếu trẻ phạm lỗi. Hãy nói rằng nếu trẻ không ăn hết đồ ăn, bé sẽ không được xem TV hoặc chơi đồ chơi trong cả ngày.
Hình phạt giúp con của bạn hiểu rằng làm những việc xấu và không tuân theo các quy tắc có thể có kết quả xấu. Vì vậy, cách này cho phép trẻ biết rằng bé cần tuân theo các quy tắc và hành động đúng mực. Đó là một lựa chọn tốt hơn thay vì đánh đòn vì nó không gây ra bất kỳ tổn thương nào về thể chất, nhưng thay vào đó vẫn khiến trẻ nhận thức được lỗi lầm của mình.
2. Nhất quán
Nếu con liên tục mắc cùng một lỗi, bố mẹ vẫn cần nhất quán với những hình phạt mà mình đã đề ra.
Con trẻ sẽ cố đàm phán với bạn, và đôi khi có thể mè nheo. Nhưng nếu bạn mềm lòng sẽ chỉ làm giảm hiệu quả của hình phạt. Sự nhất quán là chìa khóa để trẻ có thể học được rằng làm sai thì phải trả giá cho lỗi lầm của mình.
3. Khen thưởng những việc tốt của trẻ
Không chỉ phạt khi trẻ làm sai nhưng khi trẻ làm điều tốt cũng nên được thưởng. Đối với những điều nhỏ nhặt, bạn có thể cho con một lời khen hay cảm ơn vì đã làm điều gì đó. Nếu bé đạt được những điều lớn hơn, chẳng hạn như học tốt ở trường hoặc giúp đỡ người khác, bạn có thể thưởng cho bé một kỳ nghỉ hoặc một hoạt động vui vẻ mà bé yêu thích.
Luôn luôn nhớ, suy nghĩ trước khi bạn đánh. Bạn cần phải hiểu rằng đánh đòn không phải lúc nào cũng dạy cho con bạn kỷ luật. Đôi khi cha mẹ đánh trẻ vì họ bị căng thẳng và nản lòng, có nghĩa là họ đang trừng phạt con mình vì những thất vọng của chính mình.