Khoa sản đóng cửa vì COVID-19, mẹ Việt ở NewZealand vào khách sạn đẻ, em bé lọt lòng không thở

Ngày Trang đi sinh đất nước New Zealand có lệnh đóng cửa, khoa sản của bệnh viện nơi cô sinh sống có ca nhiễm COVID-19. Bà mẹ trẻ phải tới một khách sạn để đón con chào đời.

Là phụ nữ, ai từng trải qua sinh nở chắc hẳn đều có cho mình những kỷ niệm đáng nhớ. Với nhiều mẹ đó là nỗi ám ảnh từ những cơn đau đẻ dồn dập, có chị em lại nhớ mãi hành trình đi sinh vì được tận hưởng dịch vụ chăm sóc hiện đại ở các bệnh viện lớn. Tuy vậy, cũng có những trường hợp "bất đắc dĩ", vì dịch bệnh, thiên tai mà họ bắt buộc phải đón con ở những nơi không phải là bệnh viện.

Đây cũng chính là câu chuyện xảy ra với Trang Nguyễn, 25 tuổi (sống tại New Zealand) khiến kỷ niệm đi đẻ của cô trở nên thật khó quên.

Khoa sản đóng cửa vì COVID-19, mẹ Việt ở NewZealand vào khách sạn đẻ, em bé lọt lòng không thở - 1

Tổ ấm nhỏ của Trang Nguyễn tại đất nước New Zealand.

Khoa sản đóng cửa vì COVID-19, mẹ Việt ở NewZealand vào khách sạn đẻ, em bé lọt lòng không thở - 3

Khi mang bầu bé Jessica, Trang không quên chụp ảnh và lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ.

Nghe kinh phật suốt quá trình đẻ dưới nước

Bồng cô con gái Jessica 8 tháng tuổi trên tay, Trang nhớ lại những tháng ngày cả thế giới đương đầu với đại dịch COVID-19, đất nước New Zealand – nơi cô đã và đang sinh sống suốt 8 năm cũng không phải là ngoại lệ. Cũng chính bởi lý do đó mà cuộc “vượt cạn” của cô gặp không ít rắc rối.

Theo lời bà mẹ trẻ, khi mang thai đến tuần 34 đất nước New Zealand có lệnh đóng cửa vì dịch bệnh, thai 36 tuần thì em bé có dấu hiệu quay đầu. Thật không may mắn khi bệnh viện nơi Trang sinh sống đóng khu sinh nở vì có ca nhiễm COVI-19. Không còn sự lựa chọn nào khác buộc cô phải đến một bệnh viện khác cách nơi cô sống 3 tiếng lái xe hoặc sinh ở khách sạn.

Trang nói: “Đứng trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, khắp cả nước gần như bất ổn, Trang đành phải chọn sinh con ở một khách sạn dưới sự chăm sóc của bác sĩ đã theo dõi sức khoẻ cho mình cả thai kỳ. Có thể nói đó là một trong những hành trình mình sẽ không bao giờ quên”.

Không giống ở Việt Nam, sinh con ở New Zealand Trang đã chọn cho mình phương pháp sinh dưới nước. Vì chưa từng chứng kiến cuộc “vượt cạn” nào đặc biệt như vậy nên Trang có phần lo lắng. Theo lời bà mẹ trẻ, trong suốt quá trình sinh cô chỉ sử dụng khí gas và không hề có bất cứ biện pháp y tế nào khác can thiệp. Ba tiếng sau khi được bác bác sĩ chọc ối, Trang bắt đầu đau nhiều hơn, các cơn gò tới dồn dập, cô nhẹ nhàng rặn theo bản năng.

Khoa sản đóng cửa vì COVID-19, mẹ Việt ở NewZealand vào khách sạn đẻ, em bé lọt lòng không thở - 4

Khoa sản đóng cửa vì COVID-19, mẹ Việt ở NewZealand vào khách sạn đẻ, em bé lọt lòng không thở - 5

Bé Jessica giờ đây đã 8 tháng tuổi.

Hiểu tôn giáo và niềm yêu thích của vợ, ông xã của Trang đã lén tải bài kinh phật về máy và bật cho cô nghe trong suốt quá trình “lâm bồn”. Cô cố gắng giữ tâm thế thoải mái nhất, lắng nghe cơ thể mình. Ông xã cũng túc trực bên cạnh, liên tục động viên vợ. Các bác sỹ hô: “1, 2, 3 push”, hướng dẫn cô rặn theo các cơn gò, Trang bình tĩnh, cố gắng cảm nhận từng chuyển động của con, em bé chào đời ngay sau đó.

Chồng Trang là người bế em bé từ dưới nước lên, áp vào ngực mẹ nhưng con không thở, điều đó khiến Trang vô cùng hoảng loạn. Một lúc sau cô làm theo hướng dẫn của hộ sinh lấy tay xoa người em bé và đặt khí oxy, sau khoảng vài phút thì em bé đã thở và khóc. Lúc này cô cùng chồng mới thở phào nhẹ nhõm. Khoảnh khắc lần đầu tiên được ôm con vào lòng, Trang cảm thấy vỡ òa hạnh phúc. “Mọi thứ diễn ra rất nhanh, mình không còn cảm thấy đau đớn, chỉ cảm nhận sự xúc động vỡ òa và niềm hạnh phúc ngọt ngào không thể diễn tả bằng lời”, cô tâm sự.

Khoa sản đóng cửa vì COVID-19, mẹ Việt ở NewZealand vào khách sạn đẻ, em bé lọt lòng không thở - 6

Bé Jessica được chào đời bằng phương pháp sinh thường dưới nước. 

Khoa sản đóng cửa vì COVID-19, mẹ Việt ở NewZealand vào khách sạn đẻ, em bé lọt lòng không thở - 7

Đẻ dưới nước làm tình cảm vợ chồng thêm khăng khít

Các bác sỹ sau đó tiến hành đo đạc và thăm khám. Lúc này, bé bắt đầu cất tiếng khóc đầu tiên. Ca sinh nở diễn ra thành công, Trang sau đó được chuyển tới giường chăm sóc và hồi sức.

9X cho biết, sau sinh sức khỏe của hai mẹ con đều tốt, bản thân cô cảm thấy rất thoải mái. Trong quá trình sinh con, cô chỉ đau bởi các cơn gò chứ khi rặn sinh thì không đau đớn. Cô cảm thấy rất vui và mãn nguyện vì đã chọn phương pháp đẻ dưới nước. Sau trải nghiệm đó, tình cảm vợ chồng càng thêm khắng khít, thậm chí ông xã còn yêu thương và nâng niu vợ nhiều hơn trước kia.

Khoa sản đóng cửa vì COVID-19, mẹ Việt ở NewZealand vào khách sạn đẻ, em bé lọt lòng không thở - 8

Khoa sản đóng cửa vì COVID-19, mẹ Việt ở NewZealand vào khách sạn đẻ, em bé lọt lòng không thở - 9

Hình ảnh Trang lúc sinh con dưới nước.

Cô nói: “Kinh nghiệm của mình là các mẹ khi chuẩn bị sinh con hãy lấy niềm tin bởi những câu chuyện sinh con nhẹ nhàng, tích cực. Cần chuẩn bị chu đáo từ khi mang thai, mẹ bầu cũng cần giữ tâm bình an, học cách lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn, vận động nhẹ nhàng, ăn uống lành mạnh.

Đặc biệt, cần tìm hiểu kiến thức thai sản, quá trình sinh con, chuyển dạ… Khi đã trang bị tốt về sức khỏe, kiến thức thì ca sinh sẽ dễ dàng, nhẹ nhàng và không còn khó khăn gì”.

Sinh con dưới nước là phương pháp sinh nở khá phổ biến ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ, Nga… Ngoài cảm giác bớt đau đớn khi chuyển dạ, phương pháp sinh con này còn được cho là tạo môi trường quen thuộc cho thai nhi khi chào đời.

Theo các chuyên gia, khi áp dụng bất cứ phương pháp sinh nở nào, các mẹ bầu cần thăm khám, trang bị kiến thức và nhận sự tư vấn, hỗ trợ từ đội ngũ của người có chuyên môn.

Khoa sản đóng cửa vì COVID-19, mẹ Việt ở NewZealand vào khách sạn đẻ, em bé lọt lòng không thở - 10

Trải nghiệm sinh con dưới nước làm cho tình cảm vợ chồng càng thêm khắng khít, thậm chí ông xã còn yêu thương và nâng niu vợ nhiều hơn trước kia.

Mẹ Việt đơn thân sang Dubai làm rồi lấy trai tân, lúc có bầu phải nhịn ăn cả tháng
Theo Bình An (Ảnh: NVCC) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)