27 tuổi, tôi hiện tại đã là mẹ 2 con. Hồi đó nhà nghèo không có tiền học đại học, tôi ra đời mưu sinh sớm và lập gia đình từ năm 19 tuổi. Con gái đầu lòng của tôi đã bước vào độ tuổi lên 7, còn con trai thứ 2 thì mới vừa được 8 tháng.
Hiện tại, tôi chủ yếu ở nhà làm mẹ bỉm sữa, còn chồng bươn chải kiếm tiền lo cho vợ con. Chúng tôi chưa có nhà riêng, vẫn ở nhà thuê trên phố để chồng tiện công việc. Suốt 1 tuần nay, nhà chỉ còn có 3 mẹ con, vì chồng tôi cùng sếp đi công tác ngoại tỉnh.
Bình thường, con gái lớn sẽ ngủ phòng riêng, tôi đã tập cho con nề nếp này từ khi con lên 3. Tuy nhiên, do không có bố ở nhà, tối hôm qua lại mưa gió dữ dội, sợ con gái lo lắng không ngủ được nên tôi đã cho phép con qua phòng ngủ với mẹ cùng em trai sơ sinh.
Ảnh minh hoạ
Đến 12 giờ đêm các con đều đã vào giấc ngon lành, riêng chỉ có mẹ chúng nó là mắt sáng như ban ngày, không tài nào ngủ được. Vốn dĩ, tôi mắc bệnh khó ngủ kể từ khi “lên chức” lần 2 vì nhiều đêm liền thức khuya chăm con sơ sinh.
Đang lúc cố gắng để đi vào giấc ngủ, tôi giật mình khi nghe con gái lẩm bẩm trong miệng điều gì đó, rồi bất ngờ cười nói “người yêu bố đẹp quá”. Tôi thót tim không hiểu chuyện gì đang xảy ra, và đối tượng được gọi là người yêu của chồng tôi là ai, tại sao con gái lại mơ như vậy.
Nghĩ đến đây, sự nhạy cảm trong tôi trỗi dậy mãnh liệt, hàng tá những nghi vấn quẩn quanh trong đầu, không lẽ chồng tôi có nhân tình bên ngoài. Vì lần mớ ngủ này của con gái, tôi càng không thể nào chợp mắt được, lòng cứ cồn cào khó chịu. Tôi cũng hiểu rõ ở giai đoạn này, với áp lực chăm con mọn sau sinh thì tâm tính của người phụ nữ sẽ rất dễ mất kiểm soát.
Không ngoài dự đoán, tôi lập tức gọi điện cho chồng lúc nửa đêm, nhưng dĩ nhiên là anh ấy khóa máy, đây là thói quen của chồng tôi mỗi khi đi ngủ vì không muốn bị bất kỳ ai làm phiền. Quá khó chịu trong lòng, tôi lay người con gái đang ngủ ngon lành dậy khiến đứa trẻ bật khóc. Nhờ tiếng khóc của con, tôi mới giật mình định hình lại bản thân. Mãi cho đến sáng hôm sau, tôi vẫn vướng bận về câu nói của con gái nên đã ngay lập tức dò hỏi đứa trẻ.
Ảnh minh hoạ
Cuối cùng sự thật cũng dần lộ diện, và hoá ra “người yêu” mà con gái nhắc đến trong giấc mơ không ai khác chính là tôi. Con nói rằng, thỉnh thoảng thấy bố mẹ gọi nhau như vậy nên bắt chước. Sau đó, tôi vui vẻ cảm ơn vì con đã khen mẹ đẹp trong giấc mơ. Tuy nhiên, lúc này đứa trẻ lại lắc đầu và nói rằng, đó chỉ là mơ thôi, chỉ có mơ thì con mới tưởng tượng được lúc mẹ đẹp, còn bình thường thì mẹ chẳng đẹp chút nào, con chả bao giờ thấy mẹ mặc váy xinh cả.
Nghe những lời này từ con, tôi cũng giật mình khi trông thấy hình dáng của bản thân hiện tại trong gương. Quả thực kể từ khi sinh con thứ 2, tôi chưa có khoảng thời gian nào ngơi nghỉ để chăm sóc bản thân. Ngày nào không đầu bù tóc rối, thì cũng áo quần xộc xệch. Tôi còn thấy ngán ngẩm chính mình thì bảo sao con gái không “chê” mẹ cho được. Ngoài kia, hẳn cũng nhiều mẹ bỉm như tôi lắm, đúng không…
Tâm sự từ độc giả hoaichi…@gmail.com
Từ câu chuyện tâm sự trên, có lẽ nhiều phụ huynh sẽ tự đặt ra câu hỏi, vậy người mẹ ăn mặc đẹp hay giản dị, xuề xòa có ảnh hưởng gì tới trẻ?
Việc ăn mặc như thế nào là quyền tự do cá nhân của mỗi người và điều này trẻ cũng nên được cha mẹ dạy. Song từ câu chuyện trên cha mẹ cũng nên hiểu rằng việc cha mẹ ăn mặc như thế nào gây ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý của trẻ.
So với những bà mẹ mặc đơn giản thì những bà mẹ ăn mặc đẹp đóng vai trò tích cực hơn đối với sự phát triển của con trẻ.
Ăn mặc xuề xòa không có nghĩa là bạn có thể luộm thuộm và chỉ chú trọng hơn đến sự thoải mái. Vì vậy, thay vì đi ra ngoài trong bộ đồ ngủ với khuôn mặt xuề xòa, dành chút thời gian để chải chuốt cho bản thân không chỉ làm hài lòng bản thân mà còn là động lực tích cực cho con cái của bạn.
Như câu nói: "Cha mẹ là tấm gương soi của con cái", nói đơn giản thì cha mẹ kiểu gì thì nuôi dạy con cái kiểu đó. Và những bà mẹ hết sức chú trọng đến việc quản lý hình ảnh trong cuộc sống hàng ngày của mình cũng sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho con cái.
Trước đó, trong một bài chia sẻ về câu chuyện ăn mặc tương tự của phụ huynh có tác động như thế nào đối với trẻ nhỏ, một giáo viên mẫu giáo ở Trung Quốc, chị Oscar Wilde cho biết: "Cha mẹ chú ý ăn mặc và cha mẹ không chú trọng ăn mặc thực sự có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ".
1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ
Tính thẩm mỹ, một thứ cần thời gian mà từ từ hình thành, không thể một sớm một chiều mà học được.
Nếu mẹ thường xuyên chú ý đến việc ăn mặc và quản lý tốt hình ảnh của bản thân thì hành vi này sẽ tự động "tiêu hóa" và hấp thụ vào mắt trẻ, từ đó hình thành tính thẩm mỹ của trẻ .
Mặt khác hầu hết các bà mẹ biết chăm chút "lên đồ" cho bản thân cũng sẽ cho con một thói quen gọn gàng, tươm tất. Trẻ thường thích bắt chước người lớn nên ảnh hưởng của mẹ lên trẻ là không nhỏ, ở trường hợp này để giống với mẹ, trẻ cũng sẽ quan tâm đến vẻ ngoài của mình.
2. Ảnh hưởng đến đời sống xã hội của trẻ
Không khác người lớn, trẻ em cũng có vòng tròn quan hệ của riêng mình. Hình ảnh bên ngoài của cha mẹ bạn bè sẽ được trẻ thu vào tầm mắt. Chúng thực sự sẵn sàng chọn chơi với con cái của những bậc cha mẹ biết cách ăn mặc gọn gàng, chỉn chu hơn là những đứa trẻ có cha mẹ ăn mặc cẩu thả.
Mặt khác, cha mẹ biết cách ăn mặc thường chú ý đến việc ăn mặc cho con cái, cha mẹ không thích ăn mặc hầu hết lại thường không chú ý.Vì vậy, giữa một đứa trẻ ăn mặc đẹp đẽ và đứa trẻ luộm thuộm, rõ ràng đa phần các trẻ em khác sẵn sàng chơi với những đứa trẻ mặc đẹp hơn..
3. Ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ
Đã có số liệu khảo sát cho thấy rằng những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ chú ý đến ăn mặc sẽ tự tin hơn những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi những cha mẹ không chú trọng chuyện ăn mặc.
Bố mẹ biết "lên đồ" cho mình là một kiểu cư xử hấp dẫn trong mắt trẻ, có thể làm trẻ tăng thêm sự tự tin khi đối mặt với người và vật bên ngoài, tự nhiên về lâu về dài trẻ sẽ ngày càng tự tin hơn.Ảnh hưởng của một người mẹ không chú ý chuyện ăn mặc
Đa phần con cái của những bậc cha mẹ không chú ý chuyện ăn mặc thường trở nên tự ti do hình thức bên ngoài của cha mẹ chúng, nhất là khi so sánh với những hình ảnh "bóng bẩy" của các cha mẹ khác.
Nói chung, trẻ em có lòng tự trọng thấp sẽ mất đi sự tự tin để chủ động giao tiếp với người khác, trở nên sống nội tâm và nhạy cảm hơn.
Tóm lại, quan hệ giữa cha mẹ và con cái là loại quan có ảnh hưởng lẫn nhau. Trong quá trình lớn lên và phát triển của trẻ, mọi hành vi của cha mẹ sẽ có ảnh hưởng tinh tế đến nó.
Cha mẹ cần bắt đầu từ chính bản thân mình, rèn luyện cả bên trong lẫn bên ngoài, trở thành gương sáng để trẻ lớn lên năng động và khỏe mạnh hơn.