Việc tăng cân khi mang thai là cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi tuy nhiên tăng cân như thế nào là hợp lý thì không phải ai cũng biết cách. Ngày nay, cuộc sống vật chất đầy đủ khiến các mẹ thường ăn uống nhiều khiến việc tăng cân không thể kiểm soát, thậm chí có những người còn tăng đến 20-30kg. Bà xã danh hài Tự Long – Minh Nguyệt cũng vậy. Cả 3 lần mang thai đến hiện tại cân nặng khi lên bàn đẻ của cô luôn khiến mọi người bất ngờ.
Mới đây, Minh Nguyệt khiến nhiều người ngỡ ngàng khi cho biết cô có thể tăng lên 90kg đến thời điểm lên bàn sinh. Bà xã diễn viên Tự Long: “Kiểu 80kg trông quen quen còn 5 tuần nữa chắc đủ 90. Okela” kèm theo bức ảnh bên chồng và 2 con trong buổi biểu diễn dịp Tết Thiếu Nhi ngày 1/6.
Bà xã Tự Long dự đoán 5 tuần nữa cân nặng của cô sẽ lên đầu 9.
Trong hình ảnh Minh Nguyệt chia sẻ, dù giấu bụng bầu khi đứng sau con gái nhưng có thể thấy cô trông có phần đậm người hơn, gương mặt cô cũng bầu bĩnh tròn trịa hơn chút. Tuy nhiên, cô không thay đổi nhiều, gương mặt vẫn rất thon gọn, xinh xắn, không hề bị phá nét hay phá tướng dù tăng cân nhiều trong thai kỳ. Đặc biệt, cô vẫn sở hữu làn da trắng hồng không hề bị sạm nám khi mang bầu.
Dưới bình luận mọi người còn dành lời khen cho mẹ bầu sắp “vỡ chum”: “Vẫn xinh và phúc hậu”. Tuy nhiên, Minh Nguyệt cũng xác định cô sắp sửa cán mốc 100kg tròn trĩnh đến khi hoàn thành xong nhiệm vụ.
Minh Nguyệt xác nhận cô chuẩn bị 100kg tròn trĩnh.
Trước đó, khi mang bầu ở tuần thứ 26, Minh Nguyệt cũng tiết lộ cân nặng của mình đã đạt hơn 70kg. Chia sẻ này của Minh Nguyệt từng khiến nhiều người ngỡ ngàng và không nghĩ đó là thật bởi cô vẫn rất xinh đẹp, gọn gàng. Thậm chí nhiều người chỉ nghĩ cô 60kg khi mang bầu ở tuần 26. Lần mang bầu trước đó cô cũng tăng hơn 20kg lên đầu 8 khi lên bàn sinh. Tuy nhiên, bà xã Tự Long vẫn nhận được rất nhiều lời khen của mọi người, vẫn rất trẻ trung và xinh đẹp và giữ được làn da tươi tắn, trắng hồng tràn đầy sức sống.
Tăng cân nhiều trong thai kỳ nhưng bà xã Tự Long vẫn rất xinh đẹp, tươi tắn, rạng rỡ.
Được biết, mang bầu lần 3 này, bà xã “Tạo Mạng” gặp rất nhiều khó khăn. Cô từng bị COVID-19 phải cách ly và điều trị ở nơi xa gia đình. 16 ngày điều trị COVID khi mang bầu là khoảng thời gian tồi tệ, khủng hoảng nhất của cô khi cảm thấy bơ vơ kinh khủng. Đã có những lúc yếu đuối cô òa khóc khi nhìn thấy bác sĩ qua Facetime. Tuy nhiên, Minh Nguyệt luôn cố gắng ăn uống, bồi bổ để phục hồi sức khỏe tốt nhất. Cô cũng ăn yến để tẩm bổ khi bầu bí. Vì vậy mà cô tăng cân nhiều.
Không những vậy, mang bầu lần 3 ở tháng thứ 7, cô còn phải đối diện với những khó nhọc khi em bé “đá bóng” không giờ giấc, có thể là 5h sáng hoặc giữa trưa khiến cô không thể ngủ ngon được. Ngoài ra, cô tăng cân nhiều khiến cơ thể thay đổi nhiều, trở lên to, béo hơn. Cô còn bị đau đầu, mỏi lưng, đau xương, cáu gắt hơn. Thậm chí, cô còn bị ngứa nổi mụn dị ứng và thời tiết thay đổi thất thường khiến cô còn bị xoang nữa.
“Combo của tháng thứ 7 với em bé 1kg đạp không giờ giấc chẳng hạn là 5h sáng hoặc giữa trưa đều có thể là giờ đá bóng của em: To Béo a-z, Đau đầu, Mỏi lưng, Đau xương, Cáu Gắt, Ngứa nổi mụn dị ứng, khuyến mại thêm quả thời tiết hôm nắng hôm mưa hôm gió chả ra mùa gì nên được em Xoang bám như đỉa”, Minh Nguyệt từng than thở trong khoảng thời gian ông xã đi công tác châu Âu xa nhà.
Những tháng cuối thai kỳ của cô khá vất vả khi các con bị COVID-19 15 ngày mới khỏi.
Chưa hết, những tháng cuối thai kỳ mệt mỏi, nặng nề, Minh Nguyệt còn vô cùng lo lắng và một mình cáng đáng, lo toan khi cả nhà bị COVID-19. Và sau 15 ngày vất vả chăm sóc cả nhà, gia đình cô mới trở về cuộc sống bình thường.
Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Trọng lượng cơ thể mà chị em nên tăng khi mang bầu sẽ dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) và số lượng thai nhi mẹ có. Chỉ số BMI sẽ tính lượng mỡ của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng hiện tại của mẹ. Nếu bình thường mẹ đã có chỉ số BMI ở mức cao hơn bình thường thì khi mang thai không cần tăng quá nhiều cân và ngược lại. Sau đây là một số gợi ý về tiêu chuẩn tăng cân dành cho mẹ bầu dựa trên chỉ số BMI: Trong đó: W là trọng lượng cơ thể (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m) Đối với mẹ bầu đơn thai, nếu chỉ số BMI: - BMI < 18: là người dưới cân: khi mang bầu nên tăng 12,7 đến 18,1 kg - 18 <= BMI < 23: cân nặng bình thường: khi mang bầu cần tăng từ 11,3 đến 15,9kg - 23 <= BMI < 30: quá cân: mẹ bầu nên tăng 6,8 đến 11,3kg - BMI > 30: béo phì : nếu có bầu chỉ nên tăng 5 đến 9,1 kg Đối với thai phụ mang song thai đa thai, thì cân nặng có sự điều chỉnh như sau: - BMI < 18: tham khảo ý kiến bác sĩ - 18 <= BMI < 23: tăng từ 16,8 đến 24,5 kg - 23 <= BMI < 30: tăng từ 14,1 đến 22,7 kg - BMI > 30: tăng từ 11,3 đến 19,1 kg Cách tăng cân đúng chuẩn Để cân nặng không tăng lên quá nhiều trong 9 tháng mang thai, mẹ bầu cần chú ý: - Hạn chế chất béo - Ưu tiên đồ luộc hấp - Tránh đồ ngọt, đồ ăn nhanh - Ăn chậm, nhai kỹ
|