Mùa xuân là cơ hội tốt để trẻ phát triển chiều cao, bởi lúc này thời điểm thời tiết ấm lên, vạn vật phát triển. Một tài liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy tốc độ tăng trưởng của trẻ em không giống nhau trong cả năm, trẻ phát triển nhanh nhất là vào mùa xuân, và có thể cao 8-15cm mỗi năm nếu áp dụng đúng phương pháp.
Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ những yếu tố tác động đến chiều cao của trẻ, việc bổ sung mù quáng và ăn uống quá đà thường sẽ phản tác dụng, và khiến trẻ bỏ lỡ thời kỳ vàng phát triển chiều cao nếu không cẩn thận. Do đó, cha mẹ cần nắm vững phương pháp khoa học, để trẻ mau lớn.
Tận dụng thời điểm mùa xuân có lợi gì cho sự phát triển của trẻ?
Tăng tiết hormone tăng trưởng
Vào mùa đông lạnh, cơ thể trẻ bị kích thích bởi nhiệt độ thấp, mao mạch co lại, tuần hoàn máu tương đối chậm. Các tuyến mồ hôi và lỗ chân lông đều đóng lại để giảm tiết nhiệt, các em bé sẽ rất khó có thể duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường.
Tuy nhiên, đến mùa xuân, khí hậu ôn hòa, giúp da và cơ bắp được thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy sự bài tiết hoormone tuyến yên, giúp bé lớn nhanh hơn.
Thời điểm này, cơ thể con người diễn ra quá trình trao đổi chất mạnh mẽ, tuần hoàn máu được đẩy nhanh, chức năng hô hấp và tiêu hóa được tăng cường, hormone tăng trưởng cũng tiết ra nhiều hơn, có lợi cho việc phát triển chiều cao của trẻ.
Trẻ sở hữu chiều cao lý tưởng là một trong những điều kiện thuận lợi cho cuộc sống tương lai sau này.
Bổ sung thêm vitamin D
Mùa xuân có khí hậu dễ chịu, không quá nóng cũng không quá lạnh, là mùa tốt nhất cho các hoạt động ngoài trời.
Hoạt động ngoài trời nhiều hơn và tiếp nhận nhiều ánh sáng mặt trời hơn, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có thể kích thích sự gia tăng các tế bào hồng cầu trong tủy xương và chuyển hóa 7-dehydrocholesterol trong mô dưới da thành vitamin D3.
Sau khi vitamin D3 đi vào máu, nó có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, cải thiện quá trình hấp thụ và sử dụng canxi của xương, có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của xương.
Kích thích sự phát triển của xương
Các hoạt động như chạy nhảy dưới ánh nắng mặt trời có thể kích thích cơ học lành tính cho xương, tăng cường khả năng sinh xương, đẩy nhanh tốc độ phát triển của xương từ đó giúp trẻ cao lớn nhanh hơn.
Cha mẹ nên chú ý theo dõi quá trình tăng trưởng của con nhằm có phương pháp điều chỉnh phù hợp.
Một số sai lầm cha mẹ dễ mắc khiến chiều cao của trẻ chậm phát triển
Cho trẻ ăn quá nhiều vào ban đêm
Những bữa ăn tối muộn thường bắt đầu trước lúc trẻ đi ngủ, khi sự trao đổi chất ít hơn và cơ thể có nhu cầu đốt cháy calo thấp. Lượng calo dư thừa sau đó sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo.
Như vậy dẫn đến hệ thống tiêu hóa của trẻ cũng có ít thời gian hơn để nghỉ ngơi và phục hồi vì nó phải xử lý bữa ăn khuya.
Khả năng làm việc của não cũng bị hạn chế, não mải mê tiêu hóa thức ăn mà lơ là tiết ra hormone tăng trưởng, hormone tăng trưởng không được cung cấp kịp thời cho cơ thể khiến trẻ chậm lớn.
Trẻ ăn nhiều món ăn không chứa nhiều dưỡng chất tốt sẽ làm giảm khả năng tăng chiều cao.
Bổ sung dinh dưỡng quá mức
“Con sẽ cao lớn khi ăn no”, đây là lý thuyết được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng. Tuy nhiên, không phải lúc nào ăn nhiều cũng có lợi cho trẻ, nếu cho trẻ ăn quá nhiều bánh hấp, cơm, bánh quy, bánh mì, quá nhiều thịt cũng không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Trẻ suy dinh dưỡng có thể dẫn đến đầu ti của trẻ đóng sớm trước thời kỳ tăng trưởng và phát triển, dinh dưỡng không cân đối có thể trẻ không được bổ sung kịp thời lượng canxi cần thiết, dẫn đến hậu quả là trẻ không cao lớn được.
Bổ sung canxi không phù hợp
Nhiều bậc cha mẹ vì nôn nóng con cao nhanh hơn mà bổ sung canxi một cách mù quáng, điều này có thể sẽ mang lại một số hậu quả bất lợi cho trẻ.
Quá nhiều canxi có thể khiến các thóp đóng sớm, kìm hãm sự phát triển của não bộ. Việc bổ sung quá nhiều canxi sẽ làm ức chế quá trình hấp thu sắt và kẽm, gây ra các vấn đề như chán ăn, giảm khả năng miễn dịch, chậm lớn.
Việc bổ sung canxi quá nhiều cũng có thể gây ra hiện tượng vôi hóa sớm và đóng tầng sinh môn, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.
Trẻ lười vận động, xem nhiều các thiết bị điện tử cũng là nguyên nhân khiến chiều cao khó tăng thêm.
Không cho trẻ tập thể dục
Ngày nay, trẻ em có nhiều cách giải trí, chỉ thích ở nhà chơi game, xem điện thoại, xem TV, chơi đồ chơi, ít có các hoạt động ngoài trời. Vào cuối tuần, hầu hết thời gian được dành cho các lớp giáo dục sớm, lớp học sở thích và bài tập về nhà, còn lại quá ít thời gian cho các hoạt động ngoài trời.
Nếu trẻ không có cơ hội phơi nắng, kéo căng cơ thể sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ vitamin D, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và kéo theo đó là tình trạng không cao thêm được.
Đi ngủ quá muộn
Đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, áp lực học tập tương đối cao, hầu hết các em có thể hoàn thành bài tập vào khoảng 11 giờ, và thường đi ngủ sau 11 giờ.
Nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng ngủ muộn hoặc thời gian làm việc và nghỉ ngơi không đều đặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
Từ 10 giờ đêm đến 1 giờ sáng là thời kỳ tiết hormone tăng trưởng cao điểm, một khi đã bỏ qua sẽ làm giảm khả năng cao thêm của trẻ.
Nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng ngủ muộn hoặc thời gian làm việc và nghỉ ngơi không đều đặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
Vậy cha mẹ nên làm thế nào nhằm giúp trẻ cải thiện chiều cao hiệu quả?
Đảm bảo cân đối dinh dưỡng
Cha mẹ cần đảm bảo cân đối dinh dưỡng, tránh tình trạng trẻ kén ăn, cho trẻ ăn vừa phải, đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
Ăn một cách hợp lý các thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như sữa, trứng, tôm cá, thịt nạc và các thực phẩm protein động vật khác. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, phốt pho và các khoáng chất và vitamin khác, cũng như rau và trái cây tươi. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần bổ sung vitamin D đúng cách, nói chung có thể bổ sung 400 IU mỗi ngày.
Lưu ý, nên cho trẻ ăn ít hoặc không ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, đồ chiên, rán, đồ ngọt, thực phẩm dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe ... mà cho trẻ ăn những thực phẩm tươi, đủ dinh dưỡng.
Rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho trẻ.
Bài tập hợp lý
Hãy cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Theo khảo sát, chiều cao trung bình của thanh thiếu niên thường xuyên tham gia thể thao ngoài trời cao hơn từ 4-7 cm so với thanh thiếu niên ít tham gia thể thao ngoài trời lên tới 10 cm.
Chọn các môn thể thao ngoài trời nhẹ nhàng, sinh động và co duỗi tự do: như bơi lội, khiêu vũ, cầu lông, bóng bàn, xà ngang... Tránh các môn thể thao chịu sức nặng, co hoặc chịu sức nén: Đẩy tạ, đấu vật, chạy đường dài,… Những môn thể thao này không tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ.
Thời gian tập thể dục hàng ngày nên từ 30 phút đến 1 giờ, vì thời gian tiết hormone tăng trưởng mạnh nhất là 30 phút sau khi bắt đầu tập, vì vậy cha mẹ cũng nên nắm bắt mốc thời gian then chốt này.
Ngủ sớm và đủ giấc
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi ngủ,hormone tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao gấp 3 lần khi thức, hormone tăng trưởng có thể tác động trực tiếp lên các mô tế bào của toàn cơ thể, giúp cơ thể và hệ xương phát triển nhanh chóng, trẻ ngủ đủ giấc sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng hơn.
Cha mẹ nên chú ý chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi của trẻ, không chơi quá phấn khích trước khi đi ngủ và thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng hơn giữa cha và con như nghe nhạc, đọc sách tranh,… để trẻ có thể đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
Đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, hãy giao tiếp với con nhiều hơn, lên kế hoạch học tập hợp lý, hoàn thành bài tập về nhà sớm hơn, không nên ngủ quá muộn sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của ngày hôm sau.
Cha mẹ nên tích cực bảo vệ tâm trạng tốt đẹp của trẻ, động viên, giúp đỡ trẻ nhiều hơn, giảm bớt những lời chỉ trích, phàn nàn.
Duy trì trạng thái tinh thần thoải mái
Các yếu tố tinh thần, tình cảm và các yếu tố khác sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần mà còn ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.
Sự kích thích tinh thần không tốt và áp lực tâm lý quá mức sẽ cản trở sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, khiến trẻ bị rối loạn bài tiết, khiến cơ thể khó tiết ra hormone tăng trưởng, quá trình trao đổi chất diễn ra không bình thường và hiệu quả, cơ thể bị đình trệ.
Nếu trẻ thường xuyên bị chỉ trích, trách móc, quan hệ gia đình không tốt thì tâm trạng dễ chán nản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trưởng thành của trẻ.
Vì vậy, cha mẹ nên tích cực bảo vệ tâm trạng tốt đẹp của trẻ, động viên, giúp đỡ trẻ nhiều hơn, giảm bớt những lời chỉ trích, phàn nàn.