Nên tiêm phòng cúm A cho trẻ khi nào?

Nên tiêm phòng cúm A cho trẻ khi nào? Việc tiêm phòng cúm cho trẻ hàng năm không chỉ giúp làm giảm số ca nhập viện do cúm mà còn có nhiều lợi ích đến sức khỏe của trẻ.

Nên tiêm phòng cúm A cho trẻ khi nào?

Cúm nói chung và cúm A nói riêng thường diễn ra quanh năm, tuy nhiên, mùa cao điểm của cúm mùa khu vực Bắc bán cầu thường rơi vào khoảng mùa xuân và mùa đông.

Nên tiêm phòng cúm A cho trẻ khi nào? - 1

Tiêm phòng cúm A cho trẻ khi nào là tốt nhất? (Ảnh minh họa)

Vì thế, khoảng thời gian thích hợp để tiêm phòng cúm A là khoảng 2 tuần - 1 tháng trước khi bước vào mùa cao điểm. Thông thường, các gia đình thường được khuyến khích bắt đầu tiêm phòng cúm từ tháng 9 đến tháng 3.

Virus cúm sẽ tạo nên các kháng thể để phát triển trong cơ thể khoảng hai tuần sau khi tiêm chủng. Những kháng thể này sẽ giúp cung cấp sự bảo vệ, chống lại sự lây nhiễm của virus được dùng để tạo nên vắc xin.

Vì sao nên tiêm phòng cúm A cho trẻ hàng năm?

Tất cả trẻ em từ trên 6 tháng tuổi đến 5 tuổi đều nên đi tiêm phòng cúm mỗi năm. Đây là đối tượng rất có khả năng gặp phải biến chứng do bệnh cúm gây ra như sốt cao, viêm phổi, co giật.

Tiêm ngừa cúm A cho trẻ cần được tiêm mỗi năm một lần do thời gian miễn dịch trung bình một năm. Bên cạnh đó, những loại virus gây bệnh cúm cũng thường thay đổi hàng năm và thành phần vắc xin chủng ngừa cúm cũng được thường xuyên điều chỉnh giúp phù hợp với các chủng virus xuất hiện theo từng thời điểm.

Nên tiêm phòng cúm A cho trẻ khi nào? - 3

Trẻ nên được tiêm phòng cúm nhắc lại hàng năm. (Ảnh minh họa)

Liều tiêm vắc xin cúm A an toàn cho trẻ

Tại Việt Nam hiện nay có 2 loại vắc-xin phòng ngừa cúm gồm Vaxigrip của Pháp và Influvac của Hà Lan. Lịch tiêm phòng cúm chi tiết cho trẻ như sau:

- Trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi và chưa được tiêm mũi nào: Tiêm mũi 2 sau mũi 1 4 tuần kể từ lần đầu tiên và cần được tiêm nhắc lại hàng năm.

- Trẻ từ 9 tuổi đến người lớn: Tiêm 1 mũi 0.5ml, sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hàng năm.

Phản ứng phụ sau khi trẻ tiêm phòng cúm A

Thông thường, phản ứng phụ hay gặp nhất khi tiêm vắc xin chủng ngừa cúm đối với cả trẻ em và người lớn là đau ở chỗ tiêm. Đặc biệt, với những trẻ em chưa bao giờ tiêm virus cúm có thể cảm thấy đau, mệt mỏi, bị sốt nhẹ. Những triệu chứng sau khi tiêm phòng vắc xin cúm này cho trẻ có thể kéo dài khoảng 2 ngày.

Các phản ứng dị ứng tuy rất hiếm hoi nhưng cũng có thể sẽ xảy ra với bất kỳ loại vắc xin nào. Phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ cũng như cách nhận biết xem bé có gặp bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào không, cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ về cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng.

Nên tiêm phòng cúm A cho trẻ khi nào? - 4

Sau khi tiêm, trẻ có thể bị đau nhức tại chỗ tiêm. (Ảnh minh họa)

Lưu ý khi tiêm phòng cúm A cho trẻ

- Mẹ không nên tiêm phòng cúm cho trẻ khi bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi.

- Không tiêm cho trẻ từng có phản ứng nghiêm trọng với vắc xin trong quá khứ.

- Không tiêm cho trẻ bị hội chứng Guillain-Barre (đặc trưng bởi tình trạng hệ miễn dịch tấn công một phần của hệ thần kinh) trong 6 tuần sau khi tiêm vắc-xin cúm;

- Nếu bé bị dị ứng với trứng hoặc mẹ nghi ngờ về điều này, hãy báo cho bác sĩ do loại vắc xin này được nuôi trong trứng và có thể chứa đặc tính của protein trứng.

- Nếu trước khi đi tiêm bé cảm thấy không khỏe hoặc bị sốt, người thân cần phải báo cho bác sĩ biết.

Có thể nhận thấy, tiêm vắc xin cúm A cho trẻ là rất cần thiết để gặp phải những biến chứng của bệnh cúm. Do đó, cha mẹ không nên lơ là đối với việc tiêm phòng cúm và nên tiêm đầy đủ liều, đúng lịch cho trẻ.

Triệu chứng cúm A ở trẻ em biểu hiện như thế nào?
Theo Linh San Tổng hợp (Thời báo văn học nghệ thuật)