Những ngày cuối năm cũ, chuẩn bị sang đầu năm mới, gia đình nào cũng háo hức đi thăm viếng ông bà, họ hàng. Tuy nhiên, những bậc cha mẹ có con nhỏ cần lưu ý, không nên tùy tiện để cho ai bế con cũng được. Trẻ sơ sinh rất mỏng manh, chỉ những sai sót nhỏ khi bế hay bất cứu tác động mạnh nào cũng có thể gây ra những hậu quả tai hại cho trẻ nhỏ.
Dù biết những người thân, họ hàng chỉ muốn bế trẻ vì chúng đáng yêu, tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý tuyệt đối không để 4 kiểu người dưới đây bế trẻ.
Những người hút thuốc lá
Những người hút thuốc lá lâu năm dù lúc đó không hút thuốc vẫn có mùi khói nồng nặc, hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên khi ngửi phải mùi khói thuốc rất dễ bị ho và đau rát cổ họng. Chưa kể, bản thân khói thuốc có thể gây ra nhiều tác hại cho phụ nữ mang thai và trẻ em, chưa nói đến trẻ sơ sinh.
(Ảnh minh họa)
Vì vậy những người hút thuốc lá quanh năm không được khuyến khích bế trẻ.
Những người bị ốm hoặc cảm lạnh
Trẻ nhỏ vốn có hệ miễn dịch còn rất yếu, rất dễ bị “tấn công” bởi vi khuẩn, vi-rút từ bên ngoài. vì thế cha mẹ cần hạn chế tối đa việc con tiếp xúc với mầm bệnh. Người đang ốm chính là một trong những nguồn lây bệnh, dễ dàng truyền bệnh cho bé. Thậm chí một số căn bệnh nguy hiểm còn có thể để lại di chứng cả đời đứa trẻ, nặng hơn là đe dọa tính mạng của bé. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý không nên để những người đang bệnh bế con.
Những người chưa từng bế trẻ sơ sinh
Xương của trẻ sơ sinh rất mềm, người bế trẻ phải biết cách bế đúng mới có thể đảm an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bế trẻ nhỏ, chỉ một sai sót hay lúng túng khi bế trẻ cũng có thể dễ dàng làm trẻ bị thương.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên để mắt đến trẻ khi cho ông bà hay người lớn tuổi bế trẻ. Họ dù có nhiều kinh nghiệm chăm trẻ nhỏ nhưng đã cao tuổi nên tay chân sẽ có chút “vụng về”, run rẩy, rất dễ dẫn đến những trường hợp không mong muốn.
Người lớn tuổi dù có nhiều kinh nghiệm chăm trẻ nhỏ nhưng đã cao tuổi nên tay chân sẽ có chút “vụng về”, run rẩy. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần đợi khi trẻ lớn và cứng cáp hơn, khi trẻ tầm 3-4 tháng tuổi, người thân có thể dễ dàng bế bé hơn.
Những người thường luộm thuộm, không chú ý vệ sinh
Như đã nói, hệ miễn dịch của trẻ vốn còn rất yếu, các vi khuẩn bám trên người chúng ta dù không ảnh hưởng gì đến cơ thể nhưng chúng có thể gây nguy hiểm cho trẻ
Cơ thể của chúng ta luôn tiềm ẩn các loại vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Với hệ miễn dịch của người lớn, chúng dường như vô hại nhưng một khi đã bám vào cơ thể trẻ nhỏ, chúng có thể gây ra nhiều nguy hiểm mà cha mẹ không ngờ tới. Vì vậy, khi bế trẻ, cơ thể, nhất là tay của người lớn nên được vệ sinh sạch sẽ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức được điều này. Một số người thường không quan tâm nhiều đến vệ sinh cá nhân trước khi bế trẻ. Nếu những người này tiếp xúc trực tiếp với bé thì rất có thể mầm bệnh sẽ truyền sang em bé. Cũng có khả năng người bệnh không chú ý chăm sóc vệ sinh răng miệng, khi bế trẻ sơ sinh cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh.
Vì vậy, dù có phần khiếm nhã nhưng tốt nhất mẹ nên để trẻ “từ chối” những cái ôm của những người không quan tâm đến vệ sinh cá nhân. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, để chăm trẻ dễ dàng hơn mỗi khi ra ngoài, mẹ nên thủ sẵn cho mình những bí kíp sau:
Cho trẻ bú vừa đủ
Nếu mẹ cho trẻ bú quá ít sữa, trẻ sẽ quấy khóc vì chưa no, nhưng nếu cho trẻ ăn quá nhiều sữa sẽ khiến bé bị đầy bụng. Trẻ khó chịu lại càng quấy khóc hơn, đầy bụng cũng có thể khiến trẻ bị nôn, điều này sẽ gián đoạn những cuộc vui của cha mẹ.
(Ảnh minh họa)
Mẹ cũng nên thủ sẵn một bình sữa cho con, để khi con đói là có ngay để dùng.
Thay tã
Mẹ nên chú ý đến tã của trẻ. Tã đầy sẽ gây khó chịu cho trẻ và khiến trẻ quấy khóc. Trung bình, mẹ nên thay tã cho trẻ 6 lần/ ngày
Hiểu tiếng khóc của trẻ
(Ảnh minh họa)
Khi bé đói, tiếng khóc tương đối ngắn, hành động sẽ tự ý thức tìm “ti” của mình, khi bé buồn ngủ sẽ khóc thành từng đợt, trên mặt có thể có một số biểu hiện buồn ngủ như mắt lim dim, ngáp,...