Một số mẹ bầu luôn cho rằng mọi chuyện bình thường và không quá bận tâm nên không hề biết rằng những việc mình làm đang tác động trực tiếp tới sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong bụng.
Câu chuyện xảy ra với một bà mẹ trẻ. Khi cô mang thai, cả gia đình đều quan tâm, chăm sóc, không để cô phải động tay, động chân vào bất cứ điều gì vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng. Thời điểm trước đó, cô đang có một công việc tốt, nhưng sau khi mang thai, vì người nhà yêu cầu nên cô đã nghỉ việc để ở nhà tĩnh dưỡng, an thai.
Không phải đi làm, người mẹ trẻ này chỉ ở nhà, tập trung lo cho chuyện bầu bí, mang thai được tốt. Cô chỉ có ăn, uống, ngủ nghỉ và không phải làm gì nên cân nặng tăng chóng mặt. Ở quý 3 của thai kỳ, cô tăng tới hơn 20kg. Hàng tháng cô vẫn đi khám thai thường xuyên, các bác sĩ cũng kết luận thai nhi phát triển tốt, nên chẳng ai thấy cô có vấn đề gì đó bất thường cả.
Mẹ bầu không vận động suốt quá trình mang thai cũng không hề tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng (Ảnh minh họa)
Sau khi sinh nở, em bé cũng đặc biệt rất ngoan ngoãn. Tuy nhiên, em bé càng lớn càng bắt đầu bộc lộ khoảng cách so với những đứa trẻ khác cùng tháng tuổi. Các bé khác biết lẫy từ tầm 3 tháng, tuy nhiên con của cô tới tháng thứ 6 cũng không thể tự trở mình. Các hoạt động vận động khác của bé cũng tụt lại rất nhiều so với các bạn.
Người mẹ sợ con có vấn đề gì nên đã đưa con đến bệnh viện để khám, sau khi kiểm tra, bác sĩ nhận thấy khả năng thể thao của đứa trẻ thực sự bị tụt hậu. Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, nó có liên quan đến thời kỳ mang thai của người mẹ. Cả thời kỳ này, vì người mẹ không vận động nên em bé trong bụng cũng không có cơ hội được tập thể dục và kỹ năng này của trẻ cũng bị duy trì sau khi sinh ra.
Sau khi người mẹ trẻ nghe những lời của bác sĩ, cô rất hối hận. Nhưng không có cách nào quay ngược thời gian. Thực tế có rất nhiều người mẹ mang thai cũng có thói quen sinh hoạt lười vận động như vậy và tẩm bổ quá mức như vậy và gây ra những hậu quả đáng buồn cho sự phát triển bình thường của con.
Mẹ bầu nên duy trì vận động thể chất phù hợp để tốt hơn cho con yêu trong bụng (Ảnh minh họa)
Rất nhiều bà mẹ khi mang thai không đi làm, cả ngày không làm gì ở nhà. Thậm chí, toàn bộ thói quen của một số mẹ thay đổi, không ngủ đủ vào ban đêm, ban ngày ngủ gà ngủ gật. Việc này lặp đi lặp lại, giấc ngủ đêm khiến cơ thể mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ, điều này cũng sẽ ảnh hưởng quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Thậm chí, một số bé sau khi ra đời vẫn tiếp tục thói quen ti mẹ quá nhiều vào ban đêm, thậm chí ngủ muộn, thức trắng đêm nên sự phát triển chiều cao và trí tuệ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống của mẹ bầu cũng phải được kiểm soát. Một số người biết rằng có những loại thức uống kiểu như nước ngọt có ga, hay cà phê là không tốt cho mẹ bầu nhưng họ không quá bận tâm và vẫn uống. Một số khác thì thường xuyên ăn hàng quán, đồ ăn sẵn bên ngoài cho tiện mà không quan tâm tới vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm. Chính những điều này khiến cho dinh dưỡng nạp vào cơ thể mẹ không đảm bảo và ảnh hưởng tới thai nhi.
Chế độ ăn uống của mẹ bầu cũng phải được kiểm soát. (ảnh minh họa)
Ngoài ra, về vấn đề cảm xúc, tâm trạng của người mẹ cũng cần được quan tâm. Một số bà mẹ cảm xúc thăng trầm khi họ đang mang thai, người thân, gia đình lại không quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ. Những điều này khiến mẹ bầu có tâm trạng u uất, khó chịu, cáu gắt suốt cả thai kỳ. Trạng thái cảm xúc của người mẹ sẽ tác động tới thai nhi, khiến trẻ sinh ra cũng cáu gắt, khó tính hơn.
Thực tế, hầu hết các mẹ bầu đều khá ý thức, khi mang thai không chỉ chú ý đến sức khỏe thai nhi trong bụng mà còn thường xuyên đến lớp học dành cho mẹ bầu để chuẩn bị cho sự ra đời của thai nhi. Có mẹ tập thay tã, pha sữa trước cho con, để sau khi sinh xong, mẹ sẽ đỡ lúng túng.