Trẻ ngủ sau 22 giờ, tác hại khôn lường: Chiều cao, IQ và não bộ đều bị ảnh hưởng

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ nên có những phương pháp để hình thành thói quen ngủ khoa học cho con.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, các bậc cha mẹ đôi khi vì quá bận rộn với công việc mà phải ngủ muộn, vì vậy, thời gian sinh hoạt của các con cũng bị ảnh hưởng.

Thời gian ngủ của trẻ nhỏ ngày càng trễ hơn, nhiều bé đến 10-11 giờ mới bắt đầu chuẩn bị đi ngủ. Điều này thực sự khá nghiêm trọng, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé.

Trẻ ngủ sau 22 giờ, tác hại khôn lường: Chiều cao, IQ và não bộ đều bị ảnh hưởng - 3

Tác hại khi trẻ đi ngủ muộn là gì?

Trẻ ngủ muộn trong một vài hôm thì có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ về sau.

Ảnh hưởng đến chiều cao và chỉ số IQ

Chiều cao của trẻ không chỉ liên quan đến di truyền của cha mẹ mà còn liên quan đến thời gian ngủ. Trong quá trình phát triển, chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ là những yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều cao cơ thể của trẻ.

Nói chung, việc tiết hormone tăng trưởng của trẻ mạnh nhất vào ban đêm, còn ban ngày chỉ vào một thời điểm rất ngắn. Nếu tình trạng trẻ ngủ muộn kéo dài, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tiết hormone tăng trưởng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

Không những thế, một số nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng sự tiết ra hormone tăng trưởng trong quá trình ngủ cũng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của trẻ. Nếu hormone tiết ra quá ít, sự phát triển trí não của bé sẽ bị ảnh hưởng.

Trẻ ngủ sau 22 giờ, tác hại khôn lường: Chiều cao, IQ và não bộ đều bị ảnh hưởng - 4

Nhóm nghiên cứu của Đại học Boston phát hiện ra rằng thời gian ngủ là thời gian “giải độc” của não.

Gây hại cho não

Nhóm nghiên cứu của Đại học Boston phát hiện ra rằng thời gian ngủ là thời gian “giải độc” của não. Quá trình giải độc được thực hiện bằng cách theo dõi những thay đổi trong não khi một người ngủ .

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi một người ngủ, nồng độ oxy trong máu lên não thay đổi theo chu kỳ, và một lượng lớn máu trong não sẽ đi ra ngoài. Sau đó, một hệ thống tên là glymphatic, có chức năng tương tự như hệ thống bạch huyết bắt đầu sản xuất dịch não tủy để lấp đầy khoảng trống do máu để lại, giúp đào thải chất có hại có tên u3B2-amyloid - một sản phẩm thải độc thần kinh có thể gây ra bệnh Alzheimer.

Và quá trình “giải độc” này chỉ có thể hoàn thành khi người đó đang ngủ, vì khi thức, máu không thể ra khỏi não, và dịch não không thể lấp đầy khoảng trống đó để giải độc được.

Trẻ ngủ sau 22 giờ, tác hại khôn lường: Chiều cao, IQ và não bộ đều bị ảnh hưởng - 5

Ngủ muộn không những làm chậm sự phát triển chiều cao mà còn khiến chỉ số IQ của trẻ bị ảnh hưởng.

Trẻ ngủ sau 22 giờ, tác hại khôn lường: Chiều cao, IQ và não bộ đều bị ảnh hưởng - 6

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng của trẻ

Bên cạnh giấc ngủ, việc tiết hormone tăng trưởng của trẻ nhỏ còn dễ bị tác động tiêu cực bởi những yếu tố sau:

Thiếu dinh dưỡng: Thiếu hụt dinh dưỡng sẽ làm cho cơ thể trẻ không sản xuất đủ hormone tăng trưởng, sự phát triển của trẻ chậm hơn và có tầm vóc nhỏ hơn so với tuổi, mật độ xương giảm.

Tăng cân: Trẻ em bị thừa cân, đặc biệt là các bé gái, nếu trong cơ thể có nhiều estrogen sẽ ức chế tiết hormone tăng trưởng.

Tâm trạng chán nản: Tâm trạng chán nản có thể dẫn đến rối loạn nội tiết, ức chế chức năng của vùng dưới đồi, làm cơ thể tiết ít hormone tăng trưởng hơn.

Mở đèn khi ngủ: Việc mở đèn ngủ vào ban đêm sẽ ức chế quá trình tiết melatonin, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone tăng trưởng.

Không vận động: Tập thể dục là một biện pháp quan trọng để thúc đẩy quá trình tiết hormone tăng trưởng. Những trẻ không tập thể dục trong một thời gian dài đương nhiên sẽ không tiết ra nhiều hormone tăng trưởng như những trẻ thích vận động.

Trẻ ngủ sau 22 giờ, tác hại khôn lường: Chiều cao, IQ và não bộ đều bị ảnh hưởng - 7

Trẻ ngủ sau 22 giờ, tác hại khôn lường: Chiều cao, IQ và não bộ đều bị ảnh hưởng - 8

Làm thế nào để giúp trẻ hình thành thói quen ngủ tốt?

Cha mẹ phải làm gương

Việc trẻ thức khuya cũng có thể do bắt chước hành vi của cha mẹ. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên tắt đèn phòng khách lúc 9h30 tối để giữ cho toàn bộ không gian yên tĩnh và tạo ra một không gian thích hợp cho giấc ngủ của con.

Khi mọi người trong gia đình không sinh hoạt nữa, trẻ sẽ dần giảm các hoạt động lại và từ từ cảm thấy buồn ngủ.

Trẻ ngủ sau 22 giờ, tác hại khôn lường: Chiều cao, IQ và não bộ đều bị ảnh hưởng - 9

Cha mẹ nên làm gương và khuyến khích trẻ ngủ sớm.

Tránh để trẻ quá phấn khích trước khi đi ngủ

Nếu muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ của con, cha mẹ không nên để con quá phấn khích trước khi đi ngủ.

Cha mẹ không nên để trẻ vận động mạnh, hay quá vui trước khi ngủ. Đặc biệt, cha mẹ không nên để con tiếp xúc với điện thoại vào buổi tối.

Thay vào đó, cha mẹ có thể cùng con đọc sách hoặc để con ngồi yên và bình tâm một lúc trước khi ngủ.

Tạo môi trường ngủ tốt

Với một môi trường ngủ thoải mái, trẻ sẽ dễ cảm thấy buồn ngủ hơn. Để giúp trẻ ngủ ngon, cha mẹ nên tạo ra một môi trường ngủ tốt. Phòng ngủ phải thông thoáng, không khí trong lành hơn, bởi vì không khí trong lành chứa rất nhiều oxy, khiến bé ngủ thoải mái hơn.

Trẻ ngủ sau 22 giờ, tác hại khôn lường: Chiều cao, IQ và não bộ đều bị ảnh hưởng - 10

Việc đọc sách cho con sẽ giúp các bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ sinh vào 3 tháng này thông minh hơn người
Theo Hạ Mây Dịch từ: Sohu (thoidaiplus.giadinh.net.vn)