Sai lầm khiến trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân

Một trong số những nguyên nhân khá phổ biến là do lá lách và dạ dày của trẻ yếu, khó tiêu hóa gây mất cân bằng dinh dưỡng khiến trẻ ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân.

Sai lầm khiến trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân - 1

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng trẻ có thể phát triển tốt khi khẩu phần ăn của trẻ có khối lượng tương đối nhiều, thế nhưng khoa học lại không chứng minh điều này chính xác. Điển hình là những trường hợp trẻ ăn rất nhiều nhưng lại không sở hữu vóc dáng cường tráng mà ngược lại, thân hình luôn gầy gò, thậm chí là bị sụt cân. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này và nếu tình trạng quá nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa con đến tham vấn ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa.

Vậy tại sao một số trẻ lại bị rối loạn hệ tiêu hóa, lá lách và dạ dày yếu? Những thông tin dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về vấn đề này, cũng như cách cải thiện chế độ dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cân lành mạnh hơn.

Sai lầm khiến trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân - 3

Bà nội chăm cháu kỹ nhưng cháu vẫn không tăng cân

Dì Vương (Trung Quốc) có hai cháu trai vô cùng kháu khỉnh đáng yêu, đang ở độ tuổi ăn tuổi lớn. Ngay từ khi hai nhóc tỳ còn bé, dì Vương đã phụ giúp con dâu chăm sóc các cháu để vợ chồng trẻ có thể đi làm.

Đặc biệt, vì dì Vương ở nhà cả ngày nên mỗi bữa ăn của hai cháu trai đều do bà nội phụ trách. Đặc biệt là đối với khẩu phần ăn hàng ngày của bọn trẻ, dì Vương rất chu đáo, mỗi bữa ăn đều đầy đủ các món thịt cá, hải sản, rau củ quả và thêm nhiều đồ ăn vặt. 

Trong hai cháu trai của dì Vương, cậu em út Bảo Bảo là “háu ăn” hơn cả. Cậu bé rất thích các món cá kho, thịt kho, sườn ram... của bà nhưng lại lười ăn rau xanh và hoa quả. Dù cha mẹ đã nhiều lần rèn luyện thói quen ăn uống cân bằng cho Bảo Bảo nhưng cậu bé ở nhà với bà, được bà nuông chiều lại chỉ ăn mỗi các món mặn và ăn rất nhiều đồ ăn trong mỗi bữa cơm.

Dù mẹ Bảo Bảo đã nhiều lần góp ý, song dì Vương cho rằng việc Bảo Bảo ăn nhiều thịt, cá rất tốt, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển thể lực, cân nặng, chiều cao. 

Sai lầm khiến trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân - 4

Hai cậu bé rất thích ăn đồ ăn của bà nấu, nhưng cậu út lại không tăng cân. (Ảnh minh họa)

Nhưng trên thực tế, Bảo Bảo lại có vẻ “thấp bé nhẹ cân” hơn hẳn so với các bạn bè đồng trang lứa. Cậu bé cũng trông không được bụ bẫm mà ngược lại, dáng người thon gầy, trông có vẻ khá yếu ớt. Khi khám sức khỏe cách đây không lâu, bác sĩ phát hiện Bảo Bảo bị nhẹ cân, sau khi kiểm tra thêm thì phát hiện cậu bé bị suy dinh dưỡng. 

Cả gia đình rất ngạc nhiên vì dù Bảo Bảo lười ăn rau xanh, hoa quả nhưng lại ăn được các món mặn rất nhiều, không đến mức thiếu dinh dưỡng. Hóa ra dù trẻ ăn nhiều thịt cá nhưng các chất dinh dưỡng trong thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa và hấp thụ hết.

Qua việc hỏi chế độ ăn uống hàng ngày của Bảo Bảo, bác sĩ cho rằng điều này có khả năng liên quan đến việc trẻ ăn ba bữa thịt, cá… một ngày là không lành mạnh và gây mất cân bằng cho hệ tiêu hóa: “Thịt cá là những thực phẩm không dễ tiêu, cứ cho trẻ ăn hoài sẽ tăng gánh nặng cho tỳ vị, đương nhiên trẻ bị rối loạn tỳ vị, dạ dày sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, cơ thể gầy còm" - Bác sĩ giải thích.

Sai lầm khiến trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân - 5

Nguyên nhân nào gây ra các rối loạn về lá lách và dạ dày của trẻ? 

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các rối loạn về lá lách và dạ dày của trẻ phần lớn liên quan đến chế độ dinh dưỡng.

Bữa ăn nào của trẻ cũng đầy thịt, cá, hải sản

Một số bậc cha mẹ cho rằng thịt cá, hải sản là những thức ăn bổ dưỡng nhất, vì vậy luôn bố trí những món ăn này trong ba bữa ăn một ngày của trẻ. Nhưng trên thực tế, Mặc dù thịt rất giàu protein nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của lá lách và dạ dày.

Hơn nữa, những món ăn quá nhiều dầu mỡ động vật rất khó tiêu hóa, khi đó lá lách và dạ dày của trẻ bị quá tải, làm việc không hiệu quả, rất dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, trẻ bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu... 

Sai lầm khiến trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân - 6

Trẻ ăn những món ăn quá nhiều dầu mỡ động vật rất khó tiêu hóa, khi đó lá lách và dạ dày của trẻ bị quá tải, làm việc không hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ luôn ép con ăn thật nhiều

Một số cha mẹ luôn cảm thấy rằng con không bao giờ là ăn đủ, vì vậy sẽ ép trẻ ăn thêm một vài miếng nữa sau khi trẻ đã nói rõ rằng con đã no. Ăn quá no có rất nhiều tác hại, dễ dẫn đến các triệu chứng như tích tụ thức ăn và khó tiêu hóa, khiến trẻ đầy bụng khó chịu.

Nếu trẻ ăn quá no và căng quá trong mỗi bữa ăn sẽ dẫn đến áp lực đường tiêu hóa rất lớn, thức ăn không thể tiêu hóa hết, lâu ngày tích tụ lại tỳ vị, dạ dày, không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng mà còn cản trở chức năng bình thường của lá lách và dạ dày.

Trẻ 6 tháng tuổi mới bắt đầu ăn dặm nếu cho ăn vượt mức về số lượng bữa ăn (2 cữ) và lượng ăn (100ml), bé sẽ không có đủ men tiêu hóa hết. Phần thức ăn này sẽ không thể hấp thụ hết vào cơ thể khiến bé no hoặc gây tiêu chảy làm bé chướng bụng, khó tiêu nên không chịu uống sữa, rối loạn tiêu hóa và sụt cân.

Sai lầm khiến trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân - 7

Việc cha mẹ ép con ăn quá nhiều sẽ gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa mỏng manh của trẻ. (Ảnh minh họa)

Trẻ “bị” bồi bổ quá nhiều món bổ dưỡng

Một số phụ huynh cho rằng việc bồi bổ các món ăn bổ dưỡng cho trẻ có thể giúp con điều dưỡng tốt cho cơ thể, vì thế mà phát triển tốt hơn về thể chất. Thế nên, cha mẹ thường cho trẻ ăn những món ăn như canh xương hầm, canh thuốc...

Mặc dù những món này có tác dụng bồi bổ cơ thể nhất định nhưng đối với trẻ em thì không thể nhanh chóng hấp thụ được vì dạ dày của trẻ còn rất yếu. Theo thời gian, lá lách và sức khỏe dạ dày của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Sai lầm khiến trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân - 8

Cha mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào cho đúng cách để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa?

Cách giúp trẻ tăng cân và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa là điều các mẹ cần phải biết nếu như bé kén ăn hoặc ăn nhiều nhưng không lớn. Cha mẹ có thể tham khảo những phương pháp dưới đây. 

Sai lầm khiến trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân - 9

Điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ cho hợp lý

Cha mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ cho phù hợp, đồng thời cố gắng tuân thủ nguyên tắc phối hợp thịt cá và rau củ quả, trái cây để trẻ có thể hấp thụ một lượng chất xơ và vitamin nhất định trong khi ăn chất đạm và chất béo. 

Theo khuyến nghị, trẻ cần 15-20 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày để đủ chất dinh dưỡng. Hầu hết cha mẹ cho trẻ ăn theo sở thích mà chưa chú ý đến tính đa dạng của thực phẩm để đảm bảo đủ dưỡng chất.

Ăn uống cân bằng rất quan trọng, không chỉ cung cấp đầy đủ các nhóm chất và vitamin khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ mà còn có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng, có lợi rất nhiều cho sức khỏe của trẻ.

Sai lầm khiến trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân - 10

Sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu nhất cho trẻ, nên mẹ hãy cho con uống thêm các loại sữa tăng nguồn dưỡng chất mỗi ngày cho bé. (Ảnh minh họa)

Kiểm soát khối lượng khẩu phần ăn của trẻ vừa đủ

Cha mẹ phải lưu ý để tránh thức ăn tích tụ gây áp lực lên tỳ vị và dạ dày, hãy cố gắng không để con ăn quá nhiều, quá no trong mỗi bữa ăn. Đối với trẻ đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển, việc ăn uống đầy đủ giúp phát triển thể chất, nhưng nếu cha mẹ ép trẻ ăn quá nhiều có thể làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày.

Trẻ còn nhỏ rất thích các món ăn vặt và cũng chưa biết kiểm soát khi nào thì nên dừng bữa ăn, không nên ăn quá no… do đó cha mẹ hãy cho con ăn với một khẩu phần ăn vừa đủ. 

Thiết kế số lượng bữa ăn phù hợp với nhu cầu của trẻ

Trẻ 6-24 tháng tuổi, kích thước dạ dày của vẫn còn nhỏ, chưa thể tiêu hóa lượng lớn thức ăn trong mỗi bữa nên cần thiết kế số bữa ăn, số lượng mỗi bữa chính và bữa phụ tăng dần theo tháng tuổi để phù hợp với dung tích dạ dày và đáp ứng nhu cầu của trẻ.

Ví dụ: Trẻ 6-8 tháng tuổi nên ăn bổ sung 2 bữa/ngày, mỗi bữa 100 - 150ml, từ 9 - 11 tháng tuổi sẽ tăng thêm 1 bữa/ngày, mỗi bữa 200ml. Trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi: 3 bữa/ngày, mỗi bữa 250ml. Bữa ăn chính của trẻ thường là bột, cháo, súp nấu từ lỏng đến đặc, từ ngọt đến mặn và đa dạng thực phẩm đủ 4 nhóm thức ăn. 

Bổ sung dinh dưỡng từ sữa 

Sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu nhất cho trẻ, nên mẹ hãy cho con uống thêm các loại sữa tăng nguồn dưỡng chất mỗi ngày cho bé. Mẹ cũng nên chú ý cho bé sử dụng đủ cả về lượng lẫn về chất. Nhu cầu về sữa cũng thay đổi tuỳ độ tuổi và lượng ăn được.

Ngoài việc có chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung sữa cho con, mẹ cũng có thể bổ sung thêm men vi sinh từ thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho bé. 

Cho trẻ vận động thường xuyên

Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ có thể khuyến khích con cái của mình tập thể dục và duy trì hoạt động thể chất. Vận động một cách hợp lý có thể cải thiện sự kén ăn của trẻ, kích thích các cơ quan khiến trẻ ăn ngon miệng, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Sau khi trẻ ăn được nửa tiếng, cha mẹ có thể cùng trẻ tập một số bài tập, giúp hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, vận động hợp lý trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể giúp điều chỉnh và cải thiện các chức năng của cơ thể, thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. 

Sai lầm khiến trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân - 11\

Vận động hợp lý trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể giúp điều chỉnh và cải thiện các chức năng của cơ thể, thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Nếu không tuân thủ các nguyên tắc ăn uống lành mạnh, rất có thể trẻ sẽ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, làm tổn hại đến sức khỏe lá lách và dạ dày của trẻ.

Vì vậy, tuân thủ các nguyên tắc ăn uống khoa học thực sự có thể giúp ích cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng và trưởng thành. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, cha mẹ đừng vì bận rộn mà lơ là chế độ ăn uống hằng ngày của con nhé!

Có 3 biểu hiện khác biệt này trẻ sơ sinh sẽ thông minh hơn người từ nhỏ
Theo Hạ Mây Dịch từ: Sohu (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)