Trai trẻ tinh trùng què cụt "quan hệ" vẫn sung sức, làm vợ 7 năm sảy thai 8 lần

Người vợ sảy thai liên tiếp và mọi người đều nghĩ nguyên nhân do cô. Nhưng khi cả 2 vợ chồng đi khám mới "ngã ngửa".

Dù thực tế nguyên nhân vô sinh ở cả nam và nữ đều tương đương nhau, nhưng nếu vợ chồng hiếm muộn hay vợ sẩy thai thì không ít người vẫn cho rằng do người vợ. Đó là lý do vì sao khi Meng Jun (29 tuổi, sống ở thành phố Hồ Bắc, Trung Quốc) liên tiếp sảy thai, không giữ được con trong suốt 7 năm liên tiếp, vẫn không ai nghĩ là nguyên nhân do chồng cô. Chỉ đến khi Meng Jun buộc chồng phải đến bệnh viện khám, kết quả "tinh trùng yếu" nhận được mới khiến "tiếng oan" được trút bỏ.

Meng Jun lên xe hoa với chồng sau khi tốt nghiệp đại học năm 22 tuổi. Hai vợ chồng đều rất yêu thích trẻ con nên tích cực chuẩn bị cho kế hoạch có con kể cả việc thường xuyên làm chuyện ấy đều đặn nhất là trong thời gian trứng rụng. Tuy nhiên chưa kịp vui mừng vì có thai, Meng Jun lại bị sảy chỉ sau 2 tháng. Nửa năm sau, Meng Jun có bầu lại. Lần này dù rất cẩn thận nhưng phôi thai vẫn ngừng hoạt động sau hơn hai tháng.

Nhận thấy có điều gì đó không ổn, Meng Jun bảo chồng đến bệnh viện để khám. Chồng cô cho rằng bản thân mình làm cho vợ có bầu được thì nguyên nhân sảy thai không thể do mình. Nhưng sau nhiều lần Meng Jun kiên trì thuyết phục, chồng cô đành miễn cưỡng đến bệnh viện. Anh chỉ làm xét nghiệm tinh dịch đồ sơ qua, biết được số lượng và sức sống của tinh trùng đều bình thường,  đã ngay lập tức nói rằng từ nay sẽ không đến bệnh viện nữa.

Trai trẻ tinh trùng què cụt amp;#34;quan hệamp;#34; vẫn sung sức, làm  vợ 7 năm sảy thai 8 lần - 1

Trong 7 năm kết hôn cặp đôi đã sảy thai 8 lần. (Ảnh minh họa)

Bản thân Meng Jun cũng hoàn toàn khỏe mạnh và không có gì cản trở việc mang thai. Sau 1 năm đắn đo, cô tiếp tục mang thai và lại bị sảy. Trong 7 năm kể từ khi kết hôn, Meng Jun đã mang thai tổng cộng 8 lần nhưng đều không giữ được con. Sau một thời gian dài, gia đình chồng tỏ rõ thái độ bất mãn về việc này, cho rằng Meng Jun quá gầy và quá yếu nên không thể giữ được đứa trẻ.

Cuối cùng, hai vợ chồng được giới thiệu đến Trung tâm Y học Sinh sản của Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Vũ Hán để điều trị. Tại đây, sau khi tìm hiểu tiền sử của vợ chồng Meng Jun, Giám đốc trung tâm đã đề nghị người chồng làm xét nghiệm "tỷ lệ phân mảnh DNA của tinh trùng (DFI)". Kết quả phát hiện ra tỷ lệ phân mảnh DNA trong tinh trùng của người chồng quá cao.

Có nghĩa là mặc dù hình thái, số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng là bình thường trong xét nghiệm tinh dịch đồ, nhưng tình trạng chuỗi ADN của tinh trùng không có sự liền mạch mà bị đứt ra thành từng đoạn nhỏ. Tình trạng này sẽ không thể phát hiện ra trong những xét nghiệm thông thường. Việc tinh trùng bị đứt gẫy gen cao có rất nhiều nguy cơ nguy hiểm như sảy thai liên tiếp, chết lưu thai liên tiếp, hoặc sinh con dị tật,...

Căn nguyên liên quan đến phân mảnh AND tinh trùng - gây vô sinh - ở nam giới ngày càng gia tăng có thể do ảnh hưởng từ môi trường, thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt của nam giới như: nhiệt độ tinh hoàn tăng cao, giãn tĩnh mạch thừng tinh, xạ trị và hóa trị, sử dụng hormone, hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường...

Vị giám đốc khi tư vấn cho vợ chồng Meng Jun còn cho rằng, tại nhiều phòng khám ngoài, hầu hết phụ nữ vẫn phải gánh nguyên nhân vô sinh dù cho bác sĩ đã kiểm tra chồng rất nhiều lần mà chỉ làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Theo đó sẽ không thể phát hiện được nguyên nhân đặc biệt này từ phía người chồng và khiến người vợ phải chịu đựng quá nhiều ấm ức. 

Trai trẻ tinh trùng què cụt amp;#34;quan hệamp;#34; vẫn sung sức, làm  vợ 7 năm sảy thai 8 lần - 3

Bác sĩ khẳng định nguyên nhân khiến vợ vô sinh lại đến từ người chồng. (ảnh minh họa)

Đặc biệt hiện nay, có một số trường hợp vợ chồng sinh con đầu lòng suôn sẻ nhưng muốn sinh con thứ 2 lại không được. Vì những tác nhân xấu trong lối sống của nam giới như hút thuốc, uống rượu, chơi điện tử trong thời gian dài, thức khuya, tắm hơi,… có thể gây “tổn thương” tinh trùng hoặc làm cho môi trường sống của tinh trùng trở nên tồi tệ hơn. Đó là lý do vô sinh ở nam giới không phải bẩm sinh mà hình thành nên qua thời gian. 

Vị giám đốc trung tâm khuyên vợ chồng Meng Jun nếu muốn có con thì người chồng cần tích cực hợp tác để cải thiện chất lượng tinh trùng. Trong đó người chồng cần cải thiện lối sống sinh hoạt như ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi khoa học để cải thiện chất lượng gen của tinh trùng. Khi tinh trùng của chồng đã tốt hơn, Meng Jun có thể làm thụ tinh ống nghiệm để tìm con.

Bởi nếu chỉ số DFI > 30% muốn thụ tinh tự nhiên cũng rất khó, và kể cả các phương án như thụ tinh nhân tạo, IUI, IVF... khả năng thành công rất thấp. Cơ hội duy nhất của bệnh nhân là thụ tinh trong ống nghiệm bằng tiêm tinh trùng trực tiếp vào noãn để tạo phôi (ICSI). Áp dụng quy trình sàng lọc dị tật sau khi tạo phôi và trong quá trình mang thai.

Qua trường hợp của vợ chồng Meng Jun có thể thấy, nếu các cặp vợ chồng cố gắng hơn 1 năm vẫn chưa có thai thì nên tiến hành khám đồng thời cả 2 vợ chồng để tìm nguyên nhân và điều trị các triệu chứng càng sớm càng tốt, tránh đi đường vòng. Đặc biệt các cặp vợ chồng sẩy thai nhiều lần thì phải khám thai, loại trừ các yếu tố gây sảy thai, sau đó chọn thời điểm thích hợp nhất rồi mới có thể mang thai lại và tuyệt đối người chồng không nên coi thường việc khám thai.

Xin tinh trùng thạc sĩ về mang thai, mẹ đồng tính suy sụp nhìn 2 con sau sinh
Theo Ocean (thoidaiplus.giadinh.net.vn)