Cúm A thường do nhóm virus A gây nên, là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp. Cúm A thường có tốc độ lây lan tương đối nhanh và có diễn biến phức tạp hơn ở đối tượng là trẻ em. Nếu như trẻ nhỏ bị mắc cúm A thì có khả năng cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Đồng thời, cúm A là tình trạng dễ gặp khi thời tiết thay đổi với các triệu chứng như đau đầu, đau nhức cơ, sốt, mệt mỏi, biếng ăn... Vậy bị cúm A ở trẻ bao lâu thì khỏi?
Trẻ bị cúm A thường kéo theo nhiều biến chứng khác. (Ảnh minh họa)
Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi?
Trên thực tế, không dễ để có thể trả lời được câu hỏi "trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi" do thời gian virus cúm A tồn tại còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của trẻ.
Nếu trẻ bị cúm A được chăm sóc tốt có thể hồi phục nhanh hơn và ngược lại, nếu các triệu chứng cúm A trở nên nặng hơn, thời gian phục hồi của bé cũng sẽ lâu hơn.
Hầu hết, trường hợp trẻ mắc cúm nhẹ sẽ phục hồi trong khoảng 1 tuần, nhưng các triệu chứng nhẹ kèm theo có thể kéo dài đến một tháng. Mỗi bé sẽ có các phản ứng khác nhau nhưng nhìn chung, cha mẹ có thể lưu ý đến các biểu hiện và khoảng thời gian như sau:
- Sốt kéo dài trong khoảng 5-7 ngày.
- Tình trạng chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi có thể kéo dài từ một đến hai tuần.
- Tình trạng họ có thể trong hai đến ba tuần.
- Trẻ cảm thấy mệt mỏi có thể kéo dài đến tuần thứ tư.
Trẻ bị cúm A thường có thể phục hồi sau khoảng 1 tuần. (Ảnh minh họa)
Bệnh cúm A có thể gây ra bất kỳ biến chứng nào khác không?
Có thể thấy, những trẻ khỏe mạnh đều bình phục sau bệnh cúm A mà không gặp bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào. Sốt và đau nhức cơ thường chỉ kéo dài từ 2 đến 4 ngày, nhưng ho và mệt mỏi có thể tiếp tục kéo dài từ 1 đến 2 tuần hoặc hơn.
Ở trẻ nhỏ, bệnh cúm có thể gây ra bệnh phổi (nhiễm trùng cổ họng và dây thanh âm gây khàn tiếng, ho khan, thở ồn ào), viêm phổi (nhiễm trùng phổi) và viêm tiểu phế quản (nhiễm trùng các đường dẫn khí nhỏ dẫn đến phổi gây khò khè và khó thở).
Cúm có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn ở tai (viêm tai giữa), phổi (viêm phổi) hoặc xoang (viêm xoang).
Bệnh cúm nặng hơn ở trẻ em dưới 2 tuổi và ở trẻ em mắc một số bệnh mãn tính như tim, phổi hoặc các vấn đề thần kinh. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh cúm có thể ảnh hưởng đến não hoặc tim.
Trẻ bị cúm A có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Chăm sóc tại nhà cho trẻ bị cúm A
Hầu hết trẻ em khỏi bệnh cúm trong vòng bảy ngày mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải đảm bảo rằng trẻ nằm nghỉ nhiều trên giường, khuyến khích trẻ uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau hoặc khó chịu (theo chỉ định của bác sĩ).
Cần phải lưu ý rằng, không cho trẻ uống aspirin vì điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Nhìn chung, trong các trường hợp trẻ bị mắc cúm, cha mẹ cần phải lưu ý đến những điểm sau:
- Hạ sốt và nới rộng quần áo cho trẻ,
- Chườm ấm tại vùng trán, nách, bẹn.
- Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mỗi 4-6h uống nhắc lại 1 lần nếu như trẻ sốt ≥ 38,5 độ C.
- Vệ sinh đường hô hấp, mũi miệng bằng khăn giấy mềm. Không nên sử dụng khăn xô vì sau mỗi lần lau, nếu như không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ, virus vẫn bám trên bề mặt khăn.
- Nhỏ dung dịch nước muối sinh lý O,9% hàng ngày vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn.
- Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch thường xuyên, tránh tối đa việc cho trẻ đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Khi bị cúm A trẻ nên được chăm sóc đầy đủ. (Ảnh minh họa)
- Bổ sung thêm thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ nuốt như cháo, sữa, nước hoa quả, tăng cường cho trẻ bú nếu trẻ vẫn còn bú mẹ.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ không bị bệnh, hướng dẫn che miệng, mũi khi ho và hắt hơi, tốt hơn hết nên dùng bằng khăn vải hoặc khăn giấy.
- Mang khẩu trang khi chăm sóc trẻ,
- Nếu tắm cho trẻ nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió để tránh bị nhiễm lạnh.
- Để trẻ nghỉ ngơi tại nơi thông thoáng, sạch sẽ và có nhiều ánh sáng.
Nếu bé có các dấu hiệu mất nước hoặc khó thở, sốt cao không hạ, môi tím tái, co giật, tim đập nhanh…cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ đa khoa khẩn cấp. Một số trẻ em có thể phải nhập viện do các triệu chứng đã trở nặng.
Làm thế nào có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm A ở trẻ em?
- Bệnh cúm có thể được ngăn ngừa thông qua việc tiêm chủng. Trẻ em trên 6 tháng tuổi nên tiêm phòng cúm mỗi năm.
- Nếu có trẻ em dưới 5 tuổi hoặc ai đó mắc bệnh mãn tính nghiêm trọng trong nhà của bạn, mọi người sống trong nhà nên tiêm phòng cúm.
Trẻ nên được tiêm phòng cúm hàng năm để phòng ngừa. (Ảnh minh họa)
Điều này đặc biệt quan trọng nếu trong nhà có trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, vì trẻ ở độ tuổi này không thể tự tiêm phòng cúm và có thể bị nhiễm bệnh nếu một thành viên trong gia đình bị cúm.
- Rửa tay là cách quan trọng nhất để giảm sự lây lan của virus.
- Giữ trẻ dưới 3 tháng tuổi tránh xa những người bị bệnh nhất nếu có thể.
- Dạy bé che mũi và miệng bằng khăn giấy khi chúng hắt hơi hoặc ho.
- Tránh dùng chung đồ chơi mà trẻ nhỏ cho vào miệng cho đến khi đồ chơi đã được làm sạch.
- Tránh dùng chung cốc, đồ dùng hoặc khăn tắm cho đến khi chúng đã được rửa và giặt sạch.