Trong quá trình trẻ lớn lên, ngoài việc học tập thói quen tốt, thì những thói quen xấu cũng sẽ nảy sinh theo. Lúc này, cha mẹ cần phát hiện và sửa chữa kịp thời những thói hư tật xấu của trẻ, nếu không khi trẻ lớn hơn rất khó sửa, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Trong số đó, cắn móng tay là một trong những thói quen xấu mà hầu hết nhiều trẻ nhỏ đều mắc phải. Mặc dù sau khi cha mẹ la mắng, trẻ sẽ dừng hành động cắn móng tay, nhưng áp lực trong cơ thể trẻ không được giải tỏa.
Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu lý do vì sao con mình thích cắn móng tay, từ đó có phương pháp điều chỉnh phù hợp.
Vì sao nhiều trẻ nhỏ thích cắn móng tay?
Theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ thường xuyên cắn móng tay, cha mẹ nên chú ý.
Nội tâm bất an, căng thẳng và lo lắng quá mức
Trẻ em cắn móng tay khi lo lắng là một thói quen rất phổ biến. Nguyên nhân cơ bản là do trẻ không có cảm giác an toàn, đại đa số trẻ bị áp lực, căng thẳng, lo lắng, không tự tin nên rất dễ có thói quen cắn móng tay
Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rằng con cái họ còn nhỏ nên chưa phải chịu áp lực lớn. Tuy nhiên, trẻ em ngày nay đã khác ngày xưa. Một số trẻ phải đối mặt với quá nhiều thông tin, điều này sẽ gây ra một số vấn đề tâm lý ở mức độ khác nhau. Nếu không biết cách giải tỏa, rất dễ hình thành thói quen xấu như việc cắn móng tay.
Cắn móng tay là một trong những thói quen mà trẻ nhỏ dễ mắc phải.
Sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng trong cơ thể
Mặc dù điều kiện sống của con người hiện nay đã tốt hơn ngày xưa rất nhiều, nhưng điều này không có nghĩa là con người hiện đại của chúng ta khỏe mạnh hơn.
Đặc biệt, một số trẻ gặp phải tình trạng biếng ăn, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và dưỡng chất cần thiết. Điều này cũng có thể dẫn đến việc trẻ thường xuyên cắn móng tay.
Vậy sự khác biệt giữa những đứa trẻ thích cắn và không cắn móng tay khi lớn lên là gì?
Sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng
Người ta nói bệnh xâm nhập từ miệng, trẻ luôn thích sờ vào vật gì đó khi rảnh rỗi, đặc biệt nếu cha mẹ không vệ sinh tay kịp thời thì rất dễ để lại vi khuẩn trên tay.
Khi cắn móng tay, trẻ vô tình đưa vi khuẩn vào miệng, dẫn đến nguy cơ nhiễm giun sán và các bệnh nhiễm trùng đường ruột rất cao, khả năng miễn dịch của trẻ sẽ bị suy yếu, lâu dần sức khỏe cũng bị ảnh hưởng..
Bên cạnh đó, cắn móng tay có thể làm trầy xước da tại đầu móng, bong lớp biểu bì làm chảy máu tay, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da, gây sưng đỏ, hình thành mủ quanh móng.
Việc trẻ cắn móng tay thường xuyên có thể xuất phát từ vấn đề tâm lý.
Dễ gặp vấn đề tâm lý
Trẻ cắn móng tay cũng cho thấy có sự lo lắng bên trong và dùng hành động này để xoa dịu cảm xúc. Những đứa trẻ như thế này thường không có cảm giác an toàn, tâm hồn nhạy cảm, yếu đuối, dễ bị tổn thương.
Hoặc một số trẻ lâu dần sẽ trở thành tâm lý ỷ lại nghiêm trọng. Một khi trẻ gặp vấn đề tâm lý, cha mẹ cần can thiệp kịp thời để hạn chế tối đa tác hại cho trẻ.
Ngoài ra, cắn móng tay là dấu hiệu cho thấy người đó sống hướng nội và có lòng tự trọng thấp. Những đứa trẻ này thường tự ti, không tin vào khả năng của bản thân, thích giấu giếm mọi việc, hay cúi đầu khi nói chuyện với người khác.
Trẻ cắn móng tay có thể làm trầy xước da tại đầu móng, bong lớp biểu bì làm chảy máu tay.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ sửa thói quen xấu cắn móng tay?
Việc trẻ thích cắn móng tay không chỉ ảnh hưởng tới vấn đề sức khỏe, nghiêm trọng hơn là nó hình thành những tính cách tiêu cực.
Do đó cha mẹ cần áp dụng phương pháp phù hợp nhằm giúp con cải thiện tình trạng này hiệu quả hơn. Dưới đây là 5 mẹo hay, cha mẹ có thể tham khảo.
Tìm hiểu nguyên nhân
Cha mẹ không nhất thiết phải la mặng khi trẻ hay cắn móng tay mà nên tìm ra nguyên nhân sâu xa và cải thiện triệt để.
Nếu trẻ hay cắn móng tay vì lo lắng, cha mẹ nên thay đổi phương pháp giáo dục, quan tâm và chăm sóc đến trẻ nhiều hơn.
Trường hợp trẻ cắn móng tay vì thiếu nguyên tố vi lượng, cha mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Hoặc nếu cần thiết, có thể đưa trẻ đến gặp chuyên gia để được tư vấn, hỗ trợ.
Quan tâm đến chuyển biến tâm lý của trẻ
Việc cha mẹ muốn sửa những thói hư tật xấu của con là điều hoàn toàn dễ hiểu, nhưng cha mẹ không thể dùng phương pháp cưỡng chế để giúp con sửa sai. Phương pháp này dễ khiến trẻ nổi loạn tâm lý và gây ra các vấn đề về tâm lý.
Cha mẹ có thể cố gắng giao tiếp hiệu quả với trẻ, nhẹ nhàng thông báo cho trẻ biết việc nhai móng tay là sai, khi số lần nhắc càng nhiều thì trẻ sẽ ghi nhớ, trẻ có thể dần bỏ thói quen này.
Cha mẹ nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay sạch sẽ, điều này có thể thay đổi dần thói quen cắn móng tay.
Chuyển hướng sự chú ý của trẻ
Nhiều bậc cha mẹ sẽ rất lo lắng và tức giận khi thấy con mình cắn móng tay, quát mắng con nhưng hiệu quả chỉ đỡ được một thời gian. Khi trẻ lặp lại hành động này, cha mẹ có thể cố gắng chuyển hướng sự chú ý của trẻ, chẳng hạn như tìm việc khác để trẻ làm, để phá vỡ sự tập trung của trẻ vào việc trẻ đang cắn móng tay.
Khi giáo dục con cái, cha mẹ cần duy trì một sự kiên nhẫn nhất định. Đặc biệt trong việc giúp trẻ sửa chữa một số thói quen xấu, cần tìm phương pháp giáo dục đúng đắn, quan tâm hơn đến lời nói, việc làm của trẻ trong cuộc sống hàng ngày, phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường, thói hư tật xấu mà sửa chữa kịp thời.
Cắt tỉa và làm sạch móng tay cho trẻ
Cắn móng tay sẽ khiến các viền móng tay của trẻ trở nên không đều nhau, vì vậy trẻ sẽ lại tiếp tục cắn.
Do đó, cha mẹ nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay sạch sẽ, điều này có thể thay đổi dần thói quen cắn móng tay.
Tăng cường tính tích cực
Cha mẹ hãy giúp trẻ hiểu, việc cắn móng tay ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào, có thể sử dụng hình ảnh minh họa để cho trẻ thấy.
Giải thích cho trẻ biết rằng rất khó để từ bỏ việc cắn móng tay, nhưng cha mẹ tin rằng con có thể làm được điều này.
Ví dụ, một ngày trẻ không cắn móng tay, cha mẹ phải thường xuyên khuyến khích để trẻ tiếp tục cố gắng. Tạo niềm tin cho trẻ, sẽ giúp trẻ có động lực để từ bỏ thói quen xấu.
Quan tâm đến chuyển biến tâm lý, tinh thần của trẻ cũng là cách tốt giúp con điều chỉnh một số thói quen xấu.