Lá gan nắm giữ một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Gan chịu trách nhiệm chuyển hóa và lọc thải các chất độc dư thừa ra ngoài. Do đó, một khi gan bị tổn thương thì quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay tỷ lệ mắc bệnh gan đang gia tăng trên toàn cầu. Phần lớn người mắc bệnh có liên quan đến thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh. Trong số đó, có 3 loại thực phẩm ngấm ngầm gây hại gan nhưng nhiều người chẳng biết nên vẫn vô tư ăn. Cùng xem đó là những loại thực phẩm nào để né ngay bạn nhé!
1. Dưa muối
Dưa muối là một món thường được ăn trong các bữa cơm gia đình. Nó gây hấp dẫn nhờ hương vị chua chua đặc trưng. Tuy nhiên, chúng ta không nên ăn món này nhiều vì trong dưa muối có chứa một lượng nitrite và muối tương đối cao. Việc ăn dưa muối trong thời gian dài có thể làm tăng gánh nặng cho lá gan, khiến cơ thể bị thiếu vitamin, đẩy nhanh quá trình lão hóa da, gây ung thư, tạo sỏi...
2. Nấm ngâm lâu
Nấm cũng là một loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Trong nấm có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng việc ngâm nấm quá lâu trước khi ăn có thể gây ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này.
Nấm sau khi ngâm lâu có thể phát sinh aflatoxin, đây là loại độc tố từng được WHO liệt vào danh sách "chất gây ung thư loại 1" từ năm 1993. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ 1mg aflatoxin đi vào cơ thể có thể gây ung thư gan và làm hại tới sức khỏe.
*Khuyến cáo: Khi ngâm nấm thì bạn nên ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút, còn nước lạnh thì không quá 1 tiếng. Tuyệt đối không bảo quản nấm đã ngâm lâu trong tủ lạnh, không ăn nấm để qua đêm và nấm có mùi hôi.
3. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm có chứa một lượng độc tố solanine và chaconine rất dễ gây ngộ độc cao. Đây là chất độc có thể gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa và làm tê liệt hệ hô hấp. Sau khi ăn phải loại khoai này, bạn sẽ gặp phải một số biểu hiện như ngứa cổ họng, buồn nôn, nôn, đau bụng...
Lúc này, gan sẽ dễ bị tổn thương và không thể làm tròn trách nhiệm thải độc, từ đó càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan cao hơn. Ngoài ra, việc cắt bỏ phần mọc mầm để ăn cố phần nguyên vẹn cũng chẳng giúp giảm bớt nguy cơ nuốt phải độc tố chút nào nên tốt nhất bạn vẫn nên vứt bỏ khoai tây khi có biểu hiện mọc mầm.
Nguồn: Sohu, Healthline; Ảnh: Internet