Bác sĩ chuyên khoa thận học Hong Yongxiang - Bệnh viện Đa khoa quân y thứ ba, Đài Loan đã chỉ ra trong chương trình về y tế rằng để duy trì sự giãn cách xã hội trong thời kỳ dịch bệnh, mọi người đều tránh tiếp xúc quá gần vì lo sợ sẽ lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên nếu người bên cạnh bạn như vợ/chồng lại không chủ động phòng tránh thì người còn lại vẫn có thể mắc bệnh, không chỉ COVID-19 mà ngay cả những bệnh tình dục.
Một phụ nữ khoảng 30 tuổi đi khám vì tiểu nhiều lần, tiểu máu, nóng rát mỗi khi đi tiểu. Sau khi xét nghiệm nước tiểu nhận thấy chỉ số bạch cầu tăng vọt, nữ bệnh nhân được chẩn đoán là bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Sau khi kê đơn điều trị kháng sinh đầu tiên, người phụ nữ đã khỏi bệnh trong vòng 1 tuần.
Một tháng sau, người vợ lại bị nhiễm bệnh và quay trở lại bệnh viện, bác sĩ Hong Yongxiang khi ấy rất bối rối vì trước đó đã phải khuyên nhủ cô khi nhiễm bệnh cần hết sức cẩn thận, uống nhiều nước hơn và đi vệ sinh thường xuyên.
Lần này kiểm tra, bác sĩ nhận thấy dịch tiết tăng lên, vi khuẩn xâm nhập ngược vào bàng quang. Lo ngại có thể người phụ nữ bị tái phát do người chồng cũng mắc bệnh nhưng chưa điều trị nên khi quan hệ tình dục với chồng, người vợ bị lây nhiễm lại.
Để tránh tình trạng mắc bệnh tái diễn lần nữa, bác sĩ đề nghị nữ bệnh nhân đưa chồng tới khám và điều trị. Sau đó, cả hai vợ chồng đều được kê đơn kháng sinh, sau một thời gian tình trạng bệnh đã khả quan hơn.
Nhưng không lâu sau, người vợ lại nhập viện khiến bác sĩ Hong Yongxiang không khỏi bất ngờ. Bác sĩ Hong Yongxiang cho biết lần này người phụ nữ nhiễm vi khuẩn dữ dội hơn gây viêm thận bể thận cấp, phải nhập viện điều trị ngay.
Người vợ 3 lần nhập viện vì bị nhiễm trùng tiết niệu. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên điều không ngờ là trong lúc vợ nhập viện, người chồng bí mật hỏi riêng bác sĩ: “Tôi có thể tự mua kháng sinh cùng loại về dùng được không?" Bác sĩ Hong Yongxiang ban đầu nghĩ rằng người chồng chu đáo, sợ vợ sẽ bị nhiễm bệnh lần nữa nhưng hóa ra sự thật hoàn toàn khác.
Người chồng thú nhận anh ta đã lăng nhăng bên ngoài. Hóa ra, người chồng có ham muốn tình dục mạnh mẽ nhưng vì mắc bệnh nên người vợ không cho đụng chạm. Vì không kiềm chế được ham muốn nên người chồng đã có nhân tình bên ngoài để thỏa mãn, kết quả khiến người tình cũng bị lây.
Người chồng dù đã chữa khỏi nhưng lại quan hệ với tình nhân dẫn tới lây nhiễm lại và khi quan hệ với vợ, khiến vợ tái phát bệnh.
Bác sĩ Hong Yongxiang sau khi nghe lời kể của chồng bệnh nhân cũng cảm thấy giận thay cho người vợ. Bác sĩ cho biết thông thường thuốc kháng sinh không thể tự mua được mà phải được bác sĩ kê đơn tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân và yêu cầu người chồng nên khuyên tình nhân đi khám.
Bác sĩ chuyên khoa thận học Hong Yongxiang
Nhiễm trùng đường tiết niệu - bệnh dễ gặp nhưng để lâu thành nguy hiểm
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu - thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường tiết niệu dưới - bàng quang và niệu đạo.
Phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc UTI hơn nam giới. Nhiễm trùng trong bàng quang có thể gây đau đớn và khó chịu. Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu nhiễm trùng đường tiết niệu lây lan đến thận.
Khi được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu dưới hiếm khi dẫn đến biến chứng. Nhưng nếu không được điều trị, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:
- Nhiễm trùng tái phát, đặc biệt là ở những phụ nữ bị nhiễm trùng tiểu từ hai lần trở lên trong khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm.
- Tổn thương thận vĩnh viễn do nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mãn tính (viêm bể thận) do nhiễm trùng tiết niệu không được điều trị.
- Tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân hoặc sinh non ở phụ nữ mang thai.
- Chít hẹp niệu đạo ở nam giới do viêm niệu đạo tái phát.
- Nhiễm trùng huyết, một biến chứng có thể đe dọa tính mạng của nhiễm trùng, đặc biệt là nếu nhiễm trùng đi lên đường tiết niệu đến thận của bạn.
Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu - biết để phòng tránh
Nhiễm trùng đường tiết niệu không phải lúc nào cũng gây ra các dấu hiệu và triệu chứng, nhưng khi chúng xảy ra, chúng có thể bao gồm các biểu hiện như:
- Cảm giác muốn đi tiểu mạnh và dai dẳng
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Đi tiểu thường xuyên, một lượng nhỏ
- Nước tiểu có màu đục
- Nước tiểu có màu đỏ, hồng tươi hoặc màu cola - dấu hiệu của tiểu ra máu
- Nước tiểu có mùi nồng
- Đau vùng chậu, ở phụ nữ - đặc biệt là ở trung tâm của xương chậu và xung quanh khu vực xương mu
Nhiễm trùng tiểu có thể bị bỏ qua hoặc nhầm với các tình trạng khác ở người lớn tuổi.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ, và nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng nhiều hơn một lần trong đời. Các yếu tố nguy cơ đối với phụ nữ bao gồm:
- Phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn đàn ông, điều này rút ngắn khoảng cách mà vi khuẩn phải di chuyển để đến bàng quang.
- Hoạt động tình dục: Phụ nữ có hoạt động tình dục có xu hướng bị nhiễm trùng tiểu nhiều hơn phụ nữ không hoạt động tình dục. Có bạn tình mới cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Một số loại kiểm soát sinh sản: Phụ nữ sử dụng màng chắn để tránh thai có thể có nguy cơ cao hơn, cũng như phụ nữ sử dụng chất diệt tinh trùng.
- Thời kỳ mãn kinh: Sau khi mãn kinh, sự suy giảm estrogen lưu thông gây ra những thay đổi trong đường tiết niệu khiến bạn dễ bị nhiễm trùng.