Khí thải từ cơ thể con người thường được chuyển ra ngoài thông qua nấc cụt hoặc xì hơi. Đây là một phản ứng rất bình thường của cơ thể, một người có thể có tới 5-20 lần xì hơi mỗi ngày, thải ra khoảng 500ml khí.
Nguyên tắc giải phóng xì hơi: thông thường chúng ta hay nói chuyện khi ăn và trong khoảng thời gian này, một số khí sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa. Sau một loạt quá trình hấp thụ và chuyển đổi, nó sẽ trở thành nitơ, carbon dioxide và amoniac. Phần khí này được niêm mạc đường tiêu hóa hấp thụ, những phần chưa được hấp thụ sẽ được thải ra ngoài qua đường nấc cụt hoặc xì hơi.
Những người có nhu động ruột quá mạnh sẽ chuyển phần chất thải này qua ruột già xuống ruột non rồi qua hậu môn, người có nhu động ruột chậm sẽ khiến một lượng khí bị đọng lại một chỗ, lâu ngày sẽ gây tắc nghẽn và sinh ra hiện tượng đầy hơi.
Trên thực tế, khi chúng ta đầy bụng mà không thể xì hơi thì rất có thể bạn đã bị ung thư dạ dày, ruột hoặc ung thư đại trực tràng. Khi đó trong cơ thể bạn có khối u nên không thể “xả” ra một cách thoải mái như bình thường, từ đó sinh ra cảm giác rất khó chịu.
Khí thải trong cơ thể không thoát ra được có thể làm tắc ruột non hoặc tắc ruột già tùy vào vị trí tắc nghẽn. Nếu điều này xảy ra trong dạ dày có thể gây ung thư, loét tá tràng.
Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều người nghĩ rằng đây là một hiện tượng bình thường nên bỏ qua. Khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, họ mới đến bệnh viện để gặp bác sĩ và cảm thấy hối hận vì đã quá muộn, bởi lúc này họ đã bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất khiến cho sức khỏe gặp nguy hiểm. Vì vậy, đừng chủ quan với những dấu hiệu bất thường của cơ thể nhé!