3 nhân viên y tế tử vong khi chống dịch COVID-19 có được công nhận liệt sỹ không?

Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, trong cuộc chống dịch, đã có khoảng 2.380 nhân viên y tế bị mắc COVID-19 trong khi làm việc và đã có 3 nhân viên y tế tử vong.

Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 07:38 22/08/2021
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm nay
TỔNG 0 332.626 7.505 -
1 Hà Nội 0 2.792 39 0
2 TP.HCM 0 171.801 5.940 0
3 Bình Dương 0 66.447 508 0
4 Đồng Nai 0 16.839 138 0
5 Long An 0 17.440 216 0
6 Tiền Giang 0 6.575 187 0
7 Khánh Hòa 0 5.107 44 0
8 Đồng Tháp 0 5.819 109 0
9 Cần Thơ 0 3.393 65 0
10 Trà Vinh 0 1.066 8 0
11 Vĩnh Long 0 1.925 43 0
12 Bà Rịa - Vũng Tàu 0 2.780 26 0
13 Phú Yên 0 2.396 0 0
14 Tây Ninh 0 4.024 13 0
15 An Giang 0 1.230 4 0
16 Đà Nẵng 0 2.911 19 0
17 Thừa Thiên Huế 0 418 1 0
18 Bình Thuận 0 1.670 19 0
19 Gia Lai 0 438 0 0
20 Đắk Nông 0 206 0 0
21 Hà Tĩnh 0 358 2 0
22 Nghệ An 0 761 1 0
23 Bình Định 0 528 5 0
24 Quảng Ngãi 0 540 0 0
25 Kiên Giang 0 769 5 0
26 Quảng Trị 0 69 1 0
27 Bình Phước 0 338 1 0
28 Đắk Lắk 0 638 2 0
29 Ninh Thuận 0 668 3 0
30 Bạc Liêu 0 88 0 0
31 Thanh Hóa 0 155 0 0
32 Quảng Bình 0 88 0 0
33 Lạng Sơn 0 168 1 0
34 Quảng Nam 0 386 2 0
35 Hải Dương 0 166 1 0
36 Hậu Giang 0 377 2 0
37 Lâm Đồng 0 220 0 0
38 Nam Định 0 38 1 0
39 Cà Mau 0 79 1 0
40 Hưng Yên 0 274 1 0
41 Bến Tre 0 1.517 53 0
42 Sóc Trăng 0 655 15 0
43 Thái Bình 0 70 0 0
44 Ninh Bình 0 64 0 0
45 Lào Cai 0 94 0 0
46 Kon Tum 0 21 0 0
47 Sơn La 0 117 0 0
48 Bắc Giang 0 5.792 14 0
49 Phú Thọ 0 16 0 0
50 Điện Biên 0 61 0 0
51 Vĩnh Phúc 0 233 1 0
52 Hà Nam 0 70 0 0
53 Hà Giang 0 28 0 0
54 Thái Nguyên 0 15 0 0
55 Hải Phòng 0 26 0 0
56 Hòa Bình 0 16 0 0
57 Tuyên Quang 0 2 0 0
58 Bắc Ninh 0 1.828 14 0
59 Lai Châu 0 1 0 0
60 Bắc Kạn 0 5 0 0
61 Quảng Ninh 0 7 0 0
62 Yên Bái 0 3 0 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 22/08/2021

Số mũi đã tiêm toàn quốc

17.065.534

Số mũi tiêm hôm qua

334.003

Theo PGS, TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, 2 tháng nay, hơn 13.000 y bác sĩ từ miền Bắc, miền Trung đã vào tâm dịch phía Nam, trong đó hơn 7.000 người chi viện TP.HCM, hơn 5.000 người chi viện cho các tỉnh còn lại.

Ngoài đối mặt với nguy cơ lây nhiễm, y bác sĩ còn chịu áp lực nặng về tâm lý khi bệnh nhân quá đông lại trở nặng nhanh, tỷ lệ tử vong cao; thiếu trang thiết bị, đồ bảo hộ...

Bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại bệnh viện.

"Các cán bộ y tế đối mặt với nhiều áp lực trong điều trị khi phải làm việc gấp đôi bình thường. Họ còn phải chịu áp lực lớn nữa là số ca bệnh tăng nhanh, bệnh nhân tử vong nhanh chóng khiến các cán bộ y tế bất lực. Nhiều người đã bật khóc, stress vì không cứu được người bệnh. Trong số hơn 2.300 nhân viên y tế nhiễm bệnh, đã có nhân viên y tế tử vong trên mặt trận điều trị gồm 2 trường hợp tại TP.HCM và 1 tại Bình Dương là nỗi xót xa, trăn trở lớn”, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho hay.

Vậy cán bộ y tế làm nhiệm vụ chống dịch, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 mà tử vong thì có được xem xét công nhận liệt sỹ không là câu hỏi nhiều người thắc mắc.

Về vấn đề này, bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, theo khoản 3 điều 59 luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, điểm k khoản 1 điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công thì họ được xem xét công nhận là liệt sỹ. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Thủ trưởng các Bộ và tương đương kiểm tra hồ sơ, thủ tục xác nhận liệt sĩ chuyển Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng "Tổ quốc ghi công".

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chính quyền địa phương có người hy sinh có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ.

Vì thế, cán bộ công tác tại phòng Tổ chức cán bộ của các cơ sở y tế có thể lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sỹ ngay cho cán bộ của cơ sở mình nếu không may vì chống dịch mà hy sinh, bà Trang cho biết.

Chung quan điểm trên, ông Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cũng cho rằng, để tôn vinh những chiến sỹ áo trắng đã hy sinh trong trận chiến cam go chống dịch, pháp luật đã quy định khá rõ về điều kiện để cán bộ y tế được công nhận liệt sỹ.

Cụ thể, khoản 3 điều 59 luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định "Trong quá trình chống dịch, khi người tham gia chống dịch dũng cảm cứu người mà bị chết… thì được xem xét để công nhận liệt sỹ… theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng".

Điểm k khoản 1 điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng cũng quy định điều kiện để được công nhận liệt sỹ là "đặc biệt dũng cảm cứu người…" nhưng phải là "tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, lan tỏa rộng rãi trong xã hội".

"Theo quy định trên thì mọi đối tượng dù là cán bộ y tế, công an, quân đội hay bất kỳ ai khác bị chết khi đặc biệt dũng cảm cứu người, trong chống dịch và được chứng minh là tấm gương sáng có ý nghĩa tôn vinh, lan tỏa rộng rãi trong xã hội thì được xét công nhận liệt sỹ", ông Quang nhấn mạnh.

Như vậy, theo ông Quang, việc công nhận liệt sỹ cho cán bộ y tế hy sinh khi chống dịch nói chung và chống dịch COVID-19 nói riêng đã được pháp luật quy định.

Về giải pháp bảo vệ nhân viên y tế, theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, tại TP.HCM đã có khoảng 900 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh. Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp bảo vệ nhân viên y tế, như yêu cầu tập huấn kỹ, trang bị đồ phòng hộ chặt chẽ... nhưng thực tế nhiều cán bộ, sinh viên lần đầu tiếp cận bệnh nhân COVID-19 vẫn còn thiếu kinh nghiệm.

Trong khi đó, làm việc tại cơ sở điều trị F0 nồng độ virus cao, nguy cơ lây nhiễm càng tăng. Bên cạnh đó, trong sinh hoạt, nghỉ ngơi, nếu sơ suất, không quản lý tốt cũng có thể bị lây nhiễm. Vì thế, ông Khoa đề xuất cần phải bổ sung thêm lực lượng y tế hỗ trợ để giảm tải cho đội ngũ đã chi viện thời gian qua.

Hỗ trợ cho Đồng Tháp từ khi tỉnh này bùng phát dịch, BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, áp lực các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và An Giang đang phải đối mặt rất cao.

Khó khăn nhất là thiếu bác sĩ hồi sức cấp cứu vì đây là ngành đặc thù, các bác sĩ các chuyên ngành khác không thay thế được bác sĩ hồi sức. Vì thế, nhiều người phải làm việc đến 500% sức lực.