1. Cà chua bi
Cà chua bi chứa nhiều vitamin, nếu ăn một lượng vừa phải có thể làm khỏe dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, nâng cao khả năng miễn dịch của dạ dày. Người không mắc bệnh về đường tiêu hóa có thể ăn một lượng vừa phải sau khi ăn no để nhận được những lợi ích về sức khỏe.
Tuy nhiên, cà chua bi là loại quả có tính axit, người bị bệnh dạ dày ăn nhiều sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị axit, làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Vì vậy, những người bị bệnh dạ dày nên ăn cà chua bi một cách điều độ để không cảm thấy đau hay chướng bụng.
2. Kiwi
Kiwi rất giàu vitamin C, canxi, pectin và các khoáng chất khác. Tuy nhiên, những người có đường ruột dạ dày yếu sẽ dễ bị kích ứng, ăn nhiều khi đói sẽ vô tình phá hủy hàng rào niêm mạc dạ dày, không có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Người dạ dày yếu nếu ăn thường xuyên có thể gây trào ngược axit dạ dày, đau dạ dày và các chứng khó chịu khác liên quan đến tiêu hóa.
3. Cam
Cam rất giàu đường và axit hữu cơ. Vào buổi sáng, cơ thể chúng ta sản sinh ra nhiều axit dạ dày hơn khi đói bụng. Ăn cam có tính axit sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến tăng lượng axit bên trong. Điều này sẽ gây ra chứng đầy hơi khó chịu, tệ hơn là tiêu chảy và loét dạ dày. Vậy nên, bạn không được ăn cam khi bụng đói mà chỉ dùng một lượng vừa phải sau bữa ăn.
Những lưu ý khác khi ăn cam:
- Không nên uống sữa trong vòng 1 giờ trước và sau khi ăn cam vì protein trong sữa sẽ đông đặc lại khi gặp axit trái cây. Điều này có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ.
- Không nên ăn quá nhiều cam một lúc và không quá 3 quả/ngày. Sau khi ăn cam, bạn nên đánh răng, súc miệng kịp thời để tránh gây hại cho khoang miệng.
- Không nên dùng cam khi đang uống thuốc vì nó chứa nhiều axit trái cây và viamin C. Khi bổ sung vitamin K, sulfonamid, spironolactone và kali cung nên tránh ăn cam.
4. Hồng ngâm
Hồng ngâm có chứa nhựa hồng phenol, pectit, axit tanic, sắc tố đỏ tannin và các chất khác có thể gây ra hiệu ứng hội tụ rất mạnh. Khi ăn hồng, đặc biệt là trong lúc đói, axit trong dạ dày có thể dễ dàng bị cô đặc lại thành một cục rất khó hòa tan. Nếu khối đông đặc nhỏ, nó vẫn có thể đào thải ra ngoài theo đường bài tiết. Tuy nhiên, nếu kích thước lớn hơn sẽ rất dễ hình thành “sỏi hồng bao tử”.
Bên cạnh đó, người đói hoặc đau dạ dày khi ăn hồng còn có thể gây buồn nôn, đau tim, loét dạ dày, nôn mửa, giãn dạ dày, thủng dạ dày và chảy máu dạ dày.
5. Vải
Không nên ăn quá nhiều vải khi đói bụng bởi nếu ăn, cơ thể đột ngột nhận quá nhiều đường và khiến cơ thể rơi vào trạng thái “hôn mê siêu âm”. Hàm lượng đường trong vải khoảng 16,6% và phần lớn là đường fructose. Fructose có thể kích thích tiết insulin, gây ra phản ứng hạ đường huyết. Các triệu chứng do ăn vải thiều khi bụng đói có thể xảy ra bao gồm: chóng mặt, hồi hộp, xanh xao, chóng mặt và ngất xỉu. Vì vậy, người lớn chỉ nên ăn khoảng 300 gram vả thiều mỗi này và ăn giữa các bữa sẽ an toàn hơn.