Bé gái 3 tuổi bị hoại tử ngón tay, phải cắt cụt vì hành động lo lắng quá mức của cha mẹ mà nhiều người cũng mắc phải

Chỉ từ một vết thương nhỏ ở đầu ngón tay, vì hành động này của cha mẹ, sau 1 tháng ngón tay của Huân Huân (3 tuổi, Trung Quốc) chuyển màu đen sì, hoại tử, phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.

Một tháng trước, bé gái 3 tuổi tên Huân Huân sống ở Caidian (Trung Quốc) vô tình bị thương ở ngón áp út bên trái (ngón đeo nhẫn) và phải điều trị khâu đơn giản tại một bệnh viện gần đó. Một tuần sau, băng gạc dùng để băng vết thương bị lỏng và bong ra, bà nội cô bé đã dùng dây chun để "gia cố" lại, sau khi dây chun bị tuột ra, bà thậm chí còn băng lại bằng dụng cụ băng bó. Trong thời gian này, gia đình của Huân Huân đã không thay băng cho cô bé và cũng không quan sát tình trạng của các ngón tay.

Mãi đến 3 ngày sau, cha của Huân Huân đi công tác về mới thấy ngón áp út bên trái của cô bé sưng tấy rõ rệt và phần đầu ngón tay chuyển sang màu đen.

Vào ngày 20/7, Huân Huân được đưa đến Khoa Phẫu thuật bàn tay của Bệnh viện Đại học Y Union để điều trị y tế. Lúc này, ngón áp út bên trái của cô bé đã bị hoại tử vô mạch.

Bác sĩ đề nghị điều trị cứu vãn tình hình bằng thuốc mở rộng ống thúc đẩy máu, nhưng hơn 10 ngày sau Huân Huân vẫn không thuyên giảm, đầu ngón tay có dấu hiệu teo lại. Nếu không phẫu thuật kịp thời, ngón tay bị hoại tử có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và thậm chí dẫn đến viêm tủy xương.

Bé gái 3 tuổi bị hoại tử ngón tay, phải cắt cụt vì hành động lo lắng quá mức của cha mẹ mà nhiều người cũng mắc phải - Ảnh 1.

Do băng bó không đúng cách, ngón áp út bên trái của bé gái 3 tuổi bị hoại tử ở đầu ngón tay, và em không còn cách nào khác là phải "cắt ngón tay"

Để ngăn chặn tình trạng xấu đi, vào ngày 18/8, nhóm của Giáo sư Weng Yuxiong thuộc Khoa Phẫu thuật bàn tay của Bệnh viện Đại học Y Union đã tiến hành phẫu thuật cắt cụt ngón tay cho cô bé để loại bỏ phần hoại tử.

Mặc dù sau này, căn cứ vào tình trạng phát triển của Huân Huân có thể xem xét việc phẫu thuật sửa chữa và tái tạo ngón tay, nhưng khuyết tật về thể chất và chấn thương tâm lý do cắt cụt một phần ngón tay là không thể cứu chữa.

Bác sĩ: Ngón tay và ngón chân bị thương, tránh "băng quá bó"

"Đây không phải là lần đầu tiên chuyện này xảy ra", bác sĩ Ai Fangxing, người trực tiếp theo dõi Huân Huân cho biết họ đã từng điều trị một trường hợp tương tự như vậy. Trước đó, một trường hợp tương tự do phát hiện và điều trị tương đối kịp thời nên đứa trẻ may mắn giữ được ngón tay.

Bác sĩ Ai Fangxing nhắc nhở rằng khi vết thương được băng quá chặt và máu chảy đến phần cuối của ngón tay (đầu ngón tay) không được trôi chảy, ngón tay sẽ có cảm giác sưng và tê. Do thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, khả năng cảm nhận cơn đau còn yếu, cơn đau thường không liên tục nên không thể hiện chính xác cảm giác đau. Cha mẹ nên xử lý nó một cách hợp lý dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, và quan sát thêm.

Bé gái 3 tuổi bị hoại tử ngón tay, phải cắt cụt vì hành động lo lắng quá mức của cha mẹ mà nhiều người cũng mắc phải - Ảnh 2.

Chuyên gia nhắc nhở: Cha mẹ băng bó vết thương ngón tay cho con, tránh "băng quá bó"

Vết thương ở tay cần đặc biệt chú ý, nếu không khử trùng tốt rất dễ gây nhiễm trùng vết thương sau khi băng bó đơn giản tại nhà. Bàn tay con người có cấu tạo phức tạp, vị trí của gân, dây thần kinh và mạch máu ngay trên bề mặt, nhiều chấn thương có thể gây đứt gân, dây thần kinh ngón tay và động mạch ngón tay, dẫn đến suy giảm chức năng vận động và cảm giác ngón tay, thậm chí gây hoại tử hoặc thiếu máu cục bộ ở ngón tay.

Khi băng bó tại nhà, không nên sử dụng băng dán vết thương cho trẻ em, đặc biệt là ở các ngón tay và ngón chân. Nếu dùng nó, bạn có thể sử dụng phương pháp quấn xoắn ốc hoặc quấn chéo, không quấn quá chặt.

Đồng thời, chú ý đến tình trạng của các ngón tay trong quá trình sử dụng, nếu thấy hiện tượng sưng tấy, đen, đỏ, trắng, tê rõ rệt và các tình trạng bất thường khác thì bạn nên xem xét khả năng bị nhiễm trùng hoặc tình trạng băng bó chặt, nên đến bệnh viện để xử lý kịp thời.

Đối với những vết thương bị nhiễm trùng nặng và bị tổn thương sâu, cần chú ý phòng ngừa uốn ván.

Nguồn và ảnh: Yangtze River Health Media, QQ