Bé gái 7 tuổi bất ngờ ngất xỉu, nhập viện cấp cứu mới biết do loại kẹo trẻ em ưa thích, bác sĩ nhắc nhở hãy chú ý 6 thực phẩm dễ gây hóc

Tai nạn khi ăn uống có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vì vậy, đừng bao giờ xem nhẹ nó.

Một bé gái 7 tuổi ở Hồng Kông đã phải nhập viện sau khi bất ngờ ngất xỉu trong khi đang nói chuyện với bạn bè trong giờ ra chơi chỉ vì ăn kẹo dẻo.

Được biết, bé gái này cực kỳ yêu thích các món kẹo dẻo và thường xuyên mang chúng theo khi đến trường. Vào ngày 20/10 vừa qua, khi chuông báo giải lao, như thường lệ cô bé liền lấy kẹo ra và chia cho bạn bè cùng ăn. Vài phút sau, khi đang cười nói vui vẻ thì cô bé đột nhiên nhíu mày khó chịu rồi ngã ra đất, sùi bọt mép và bất tỉnh.

Các bạn học của cô bé hoảng hốt vô cùng, 1 vài bạn nhỏ nhanh trí đã nhanh chóng chạy đi gọi các giáo viên ở gần nhất. Sau khi gọi xe cấp cứu, các giáo viên tại trường cố gắng trấn tĩnh những đứa trẻ khác và sơ cứu theo hướng dẫn của lực lượng cứu hộ qua điện thoại trong lúc chờ đợi.

Khoảng 10 phút sau, cô bé được đưa đến Bệnh viện Queen Mary ở gần đó trong tình trạng hôn mê, khó thở, rối loạn nhịp tim và sùi bọt mép. Đồng thời, bố mẹ của bé được thông báo và tức tốc có mặt tại phòng cấp cứu ngay sau đó.

Bé gái 7 tuổi bất ngờ ngất xỉu, nhập viện cấp cứu mới biết do loại kẹo trẻ em ưa thích, bác sĩ nhắc nhở hãy chú ý 6 thực phẩm dễ gây hóc - Ảnh 1.

May mắn là sơ cứu đúng cách và đến bệnh viện kịp thời nên cô bé đã thoát khỏi nguy hiểm, tỉnh lại và hoàn toàn khỏe mạnh. Kết luận của các bác sĩ sau khi phân tích tình trạng bệnh nhân và điều tra bệnh sử cho thấy, nguyên nhân là do cô bé bị hóc bởi kẹo dẻo.

Khi ăn kẹo, cô bé ăn quá nhanh, nhai chưa kỹ, ăn nhiều viên cùng lúc và vừa ăn vừa nói chuyện, chạy nhảy. Bác sĩ cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của sơ cứu trong các trường hợp bị hóc, tắc thở do dị vật.

Bác sĩ nhắc nhở cần lưu ý 6 loại thực phẩm dễ gây hóc ở trẻ em

Trung tâm An toàn Thực phẩm Hồng Kông giải thích rằng đường hô hấp và thực quản của trẻ nhỏ cùng kỹ năng nghiền hoặc nhai thức ăn chưa thuần thục là nguyên nhân hàng đầu gây nghẹt thở do dị vật là đồ ăn.

Bé gái 7 tuổi bất ngờ ngất xỉu, nhập viện cấp cứu mới biết do loại kẹo trẻ em ưa thích, bác sĩ nhắc nhở hãy chú ý 6 thực phẩm dễ gây hóc - Ảnh 2.

Trung tâm cũng nhắc nhở phụ huynh và người chăm sóc trẻ lưu ý 6 loại thực phẩm dễ gây hóc bao gồm:

- Thức ăn cứng nhỏ như các loại hạt, kẹo cứng.

- Các món ăn nhỏ hình cầu, ví dụ như nho khô, trứng cá…

- Thực phẩm khó nhai, ví dụ như mochi, bánh gạo nếp…

- Các loại bánh kẹo dẻo, dạng nén khó nhai nuốt.

- Nước sốt hoặc canh, súp quá đặc.

- Hỗn hợp nhão, sệt dễ gây hóc. Ví dụ như bơ đậu phộng, sinh tố, hoa quả xay...

- Khi ăn các loại đồ ăn kể trên, tốt nhất hãy luôn quan sát trẻ, yêu cầu trẻ ngồi yên 1 chỗ, không chạy nhảy và nhai kỹ, nuốt chậm.

Bà Dai Yingxian, Giám đốc Sở Dịch vụ Y tế Hội ​​Chữ thập Đỏ Hồng Kông cũng lưu ý về dấu hiệu nhận biết trẻ bị mắc dị vật trong thực quản. Trẻ sẽ khó thở và không thể nói, thường ôm cổ bằng cả hai tay. Đa số trường hợp sẽ cố ho, cơ thể cũng sẽ hơi nghiêng về phía trước và có thể sẽ đau đớn, khó thở.

Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh rằng rất nhiều cha mẹ hoặc người lớn đều sai lầm khi giải quyết các trường hợp bị mắc dị vật. Họ thường ăn 1 miếng cơm hoặc đồ ăn, uống 1 ngụm nước lớn để đẩy dị vật xuống dạ dày. Dai Yingxian giải thích rằng: "Nếu có thức ăn bị mắc mà bạn lại tiếp tục thêm thức ăn khác thì chỉ làm tình trạng tồi tệ hơn, thậm chí gây thủng hoặc viêm loét thực quản, dạ dày và ruột".

Bà gợi ý cha mẹ có thể thực hiện phương pháp vỗ lưng khi trẻ bị hóc để sơ cứu nhanh. Hãy vỗ mạnh vào lưng trẻ 5 cái tại vị trí chính giữa 2 bả vai. Nếu không thành công, hãy tiếp tục thử phương pháp ấn bụng bằng cách đặt tay lên rốn của trẻ và nhấn mạnh vài lần. Điều này làm tăng áp lực trong khoang bụng của trẻ và đẩy dị vật ra ngoài.

Bé gái 7 tuổi bất ngờ ngất xỉu, nhập viện cấp cứu mới biết do loại kẹo trẻ em ưa thích, bác sĩ nhắc nhở hãy chú ý 6 thực phẩm dễ gây hóc - Ảnh 3.

Nếu vẫn không khả thi, hãy tiếp tục thực hành phương pháp đập lưng vào bụng với cách làm là ôm từ phía sau của trẻ, sao cho lưng trẻ áp sát vào phần bụng của mình. Hai tay vòng qua eo và đan hoặc nắm lại trước bụng trẻ, tốt nhất là ở đúng rốn và dùng lực mạnh đập cả phần eo trẻ vào bụng mình để trẻ nôn dị vật ra ngoài.

Nhưng cách tốt nhất vẫn là nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên viên y tế. Đặc biệt, dù sau khi trẻ đã loại bỏ được dị vật ra khỏi cổ họng thì vẫn cần phải đến cơ sở y tế để kiểm tra để chắc chắn và đảm bảo không để lại di chứng nào.

Nguồn và ảnh: HK01, Sunday More, Metro UK