Tiểu Lý năm nay 23 tuổi, làm nhân viên văn phòng tại 1 thành phố sầm uất ở Trung Quốc. Cô cho biết, ra trường chưa bao lâu lại vừa “nhảy việc” nên cô vô cùng bận rộn, cũng chẳng có thời gian mà nghĩ tới chuyện yêu đương.
Nhưng bắt đầu từ 2 tháng trước, cô đột nhiên bị ra nhiều huyết trắng sinh lý, bụng cũng âm ỉ đau. Nghĩ là mình làm việc quá sức, cô liền đồi loại dung dịch vệ sinh tốt hơn và chú ý đến ăn uống nhiều hơn, hạn chế thức khuya.
Ảnh minh họa
Thế nhưng sau 2 tuần, tình trạng của cô ngày càng xấu đi. Dù không phải trong kỳ kinh nguyệt, Tiểu lý vẫn luôn có cảm giác trướng bụng, âm hộ nóng rát, dịch tiết có mùi hôi tanh khó chịu.
Bắt đầu lo lắng, cô liền xin nghỉ 1 ngày rồi đến bệnh viện thăm khám. Không ngờ, kết quả sinh thiết cho thấy cô đang có các tổn thương tiền ung thư âm hộ, phát hiện muộn hơn chút xíu nữa là đã chuyển biến thành ung thư.
Tiểu Lý sững sờ, không tin nổi vào tai mình. Cô luôn cho rằng mình vệ sinh hàng ngày rất kỹ, lại không phát sinh quan hệ tình dục đã rất lâu nên chắc chỉ bị viêm nhiễm nhẹ, dùng thuốc là khỏi. Nghĩ đi nghĩ lại vẫn không hiểu mình mắc sai lầm ở đâu.
Sau khi điều tra bệnh sử, bác sĩ kết luận nguyên nhân gây bệnh của cô là từ thói quen vệ sinh kém. Cụ thể, giống như rất nhiều chị em phụ nữ khác, Tiểu Lý thường thay đồ lót ra sau đó để qua đêm hoặc bỏ trong máy giặt nhiều ngày, tích lại nhiều đồ mới bắt đầu đem giặt.
Hơn nữa, cô vốn thường mua đồ lót đắt tiền, sau đó mặc rất lâu không bỏ. Cô cho biết, trung bình các loại quần lót cô đều mặc được khoảng 1 năm rưỡi đến 2 năm, đến khi rách hẳn mới bỏ đi. Từ đó, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus sinh sôi và xâm nhập, trong đó nguy hiểm nhất là virus papilloma gây ung thư âm đạo.
May mắn là phát hiện sớm nên sau 1 cuộc phẫu thuật can thiệp tổn thương, vét hạch bạch huyết thì Tiểu Lý đã được trở về nhà và tiếp tục điều trị bằng thuốc.
7 lưu ý quan trọng khi giặt đồ lót chị em cần biết
Bác sĩ điều trị của Tiểu Lý cảnh báo, 80% bệnh phụ khoa ở các cô gái trẻ đều có liên quan đến đồ lót. Tuy nhiên, rất ít chị em có đủ kiến thức hoặc có sự quan tâm đúng mực đến việc chọn, giặt đồ lót nói riêng cũng như các bệnh phụ khoa nói chung.
Bởi vì các nhà vi sinh vật học chỉ ra 1 chiếc quần lót bẩn mang trung bình 0,1g phân, trong khi 1g phân sẽ chứa khoảng 10 triệu virus, 1 triệu vi khuẩn, 1000 nang ký sinh trùng và 100 trứng giun. Đặc biệt, vi khuẩn E.coli, Salmonella hay các vi khuẩn khác có trong phân tương đối cứng đầu và không thể bị tiêu diệt hoàn toàn ngay cả khi giặt và phơi đúng cách.
Ngoài phân còn có dịch tiết trên quần lót. Phần lớn dịch tiết này bao gồm protein và nhiều vi khuẩn virus, bao gồm cả các loại virus HPV nguy hiểm. Vì vậy, muốn phòng tránh bệnh tật hãy nhớ 7 lưu ý quan trọng sau đây khi giặt quần lót:
- Thay quần lót ít nhất 1 lần mỗi ngày.
- Không để quần lót bẩn qua đêm, nhiều ngày. Nên giặt ngay trong ngày.
- Vò quần lót với xà phòng từ 3 - 5 phút. Sau đó, dùng vòi nước chảy để xả thật sạch xà phòng rồi mới phơi. Tốt nhất nên dùng loại bột giặt chuyên dụng.
- Không giặt chung quần lót với tất hoặc các loại quần áo quá bẩn.
- Nếu đang bị viêm nhiễm hay trong kỳ kinh nguyệt, không nên giặt chung với quần lót của người khác và nên trụng nước sôi hoặc giặt với nước ấm.
- Phơi quần lót ở nơi thoáng mát, có ánh nắng chiếu vào.
- Nên thay quần lót mới khi đũng quần bị ố vàng, nấm mốc hoặc rách. Dù không có vấn đề gì cũng nên vứt bỏ quần lót tối đa sau 6 tháng sử dụng.
Bên cạnh đó, chị em cũng cần chú trọng đến việc lựa chọn loại quần lót cho phù hợp. Tốt nhất hãy chọn loại vải thoáng mát, chất liệu không quá dày hay quá mỏng, không quá chật và hạn chế quần lọt khe để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nguồn và ảnh: Sohu, Woman.tvbs, Beauty321