Do có chứa nhiều glycoside đắng và nguyên tố đắng nên mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) có vị đắng đặc trưng, nhiều người không thích ăn mướp đắng trong cuộc sống hàng ngày.
Dù vậy, chính vì có cái tên khổ qua nên loại rau quả này được mọi người quan niệm rằng nếu ăn vào đầu năm thì mọi nỗi khổ, vất vả trong năm mới sẽ qua đi, mang lại nhiều điều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống. Bên cạnh đó, trên thực tế, mướp đắng có chứa rất nhiều chất có lợi cho cơ thể con người, đồng thời đây cũng là một vị thuốc Đông y, ăn mướp đắng đúng cách càng có nhiều tác dụng bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhất là trong những ngày đầu năm khi bữa cơm gia đình luôn "ngấy ngậy" với những món giàu chất béo và gây khó tiêu.
Tác dụng của mướp đắng đối với cơ thể con người
1. ''Ba mức'' cao ổn định
Tuy mướp đắng không chứa thành phần hạ huyết áp nhưng lại chứa nhiều vitamin và kali, có tác dụng tăng cường độ đàn hồi của thành mạch máu và làm giãn nở mạch máu. Nó cũng có thể thúc đẩy quá trình bài tiết các ion natri dư thừa trong mạch máu, có tác dụng giúp giảm huyết áp.
Hơn nữa, mướp đắng có chứa một lượng lớn pectin, có thể thúc đẩy quá trình bài tiết nhanh chóng triglyceride và cholesterol trong mạch máu, đồng thời làm giảm lipid máu. Ngoài ra, thành phần polypeptide có trong mướp đắng có thể đóng một chức năng tương tự như insulin, có tác dụng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.
2. Cải thiện chức năng đường tiêu hóa
Trong những ngày Tết, mâm cơm của mỗi gia đình thường tràn ngập những món ăn giàu chất béo, gây khó tiêu, khiến bụng của mọi người luôn có cảm giác trướng, ì ạch. May thay, các chất đắng trong mướp đắng có thể thúc đẩy quá trình tiết axit dịch vị, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn, có tác dụng cải thiện chứng khó tiêu tốt hơn. Hơn nữa, nó cũng có nhiều chất xơ giúp thúc đẩy nhu động của ruột, nâng cao chức năng của dạ dày.
3. Chống viêm và giải độc
Chất quinin có trong mướp đắng thuộc loại ancaloit, chất này không chỉ có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, giải khát, sáng mắt mà còn kháng viêm rất tốt, đối với những người bị một số chứng viêm thì nên ăn mướp đắng, có thể thúc đẩy việc loại bỏ các chứng viêm.
Thành phần mướp đắng trong mướp đắng có thể thúc đẩy một số chất béo, chất chuyển hóa và chất độc hại trong cơ thể nhanh chóng được đào thải ra ngoài. Nó không chỉ giúp cơ thể giảm mỡ và giảm cân mà còn có thể cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể.
3 nhóm người không nên ăn mướp đắng
1. Phụ nữ mang thai
Chất quinin trong mướp đắng có thể kích thích tử cung ở một mức độ nhất định, khi ăn vào sẽ đẩy nhanh quá trình co bóp của tử cung.
Đối với phụ nữ khi mang thai, một khi tử cung co bóp bất thường thì sự phát triển bình thường của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định. Thậm chí có nguy cơ sảy thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
2. Người thiếu hụt khí huyết lá lách và dạ dày
Mặc dù mướp đắng có thể thúc đẩy tiêu hóa và cải thiện sự thèm ăn, nhưng nó lại là một loại thực phẩm có tính lạnh.
Những người bị thiếu hụt tỳ vị, dạ dày dễ bị trướng bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy, một khi ăn phải một số đồ ăn lạnh (chẳng hạn như mướp đắng) thì các triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn. Và nếu bạn đang bị tiêu chảy thì không nên ăn mướp đắng.
3. Người có lượng đường trong máu thấp và huyết áp thấp
Mướp đắng có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, huyết áp nên đối với những người có đường huyết thấp, huyết áp thấp tốt nhất là không nên ăn mướp đắng. Nếu không, lượng đường trong máu và huyết áp sẽ bị ảnh hưởng, dễ xảy ra các hiện tượng khó chịu như chóng mặt, hồi hộp, mệt mỏi.
Nguồn và ảnh: QQ, Eat This