Tắm lá mùi già chiều 30 Tết là phong tục quen thuộc nhưng có 3 nhóm người không nên tắm kẻo "hối chẳng kịp"

Với 2 bó mùi già, bạn đã có một chậu nước tắm để "tẩy trần" hết những đen đủi bủa vây của năm trước. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng tắm loại nước này được đâu nhé!

Với người Việt, cứ độ mỗi chiều 30 Tết (năm nay là 29 Tết) thì những hàng bán lá mùi già lại cực đắt khách. Đây là phong tục lâu đời không chỉ mang ý nghĩa văn hóa mà còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Lá mùi có tính ấm, mùi hăng, cay với tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và phục hồi sức khỏe ngày cuối năm. Đặc biệt, mùi nước lá mùi còn hỗ trợ giảm bớt chứng đau đầu, cải thiện đường hô hấp, tiêu hóa, viêm đường tiểu... Đó là lý do vì sao khi tắm nước lá mùi già thì cơ thể sẽ nóng rực lên như một nồi nước xông hoàn hảo để "tẩy trần" mọi bụi bẩn, đen đủi của năm cũ.

Tắm lá mùi già chiều 30 Tết là phong tục quen thuộc nhưng có 3 nhóm người không nên tắm kẻo hối chẳng kịp - Ảnh 1.

Thế nhưng, nước lá mùi già cũng khá kiêng kỵ với một số người. Có 3 nhóm người không nên tắm nước lá mùi để tránh gây phản tác dụng nhé!

1. Trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ thường có làn da dễ bị kích ứng do lớp da vốn mỏng manh, nhạy cảm hơn. Nếu trẻ nhỏ tắm nước lá mùi già thì nguy cơ dị ứng, phát ban hoàn toàn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, trong khi tắm nếu dùng lực kỳ cọ mạnh còn có thể gây trầy xước, lở loét, viêm nhiễm da nghiêm trọng.

Tắm lá mùi già chiều 30 Tết là phong tục quen thuộc nhưng có 3 nhóm người không nên tắm kẻo hối chẳng kịp - Ảnh 2.

2. Người bi bệnh viêm da

Nếu bạn đang mắc một số bệnh về da như viêm da cơ địa, trầy xước, bong tróc da thì tuyệt đối không nên tắm lá mùi hoặc các loại nước lá khác. Bởi điều này chỉ khiến vùng da dễ bị tổn thương, bỏng rát và khiến tình trạng da càng trở nên tồi tệ hơn.

Tắm lá mùi già chiều 30 Tết là phong tục quen thuộc nhưng có 3 nhóm người không nên tắm kẻo hối chẳng kịp - Ảnh 3.

3. Người vừa ăn no hoặc đang đói cồn cào

Những người vừa ăn no không nên tắm nước lá mùi già vì dễ làm mạch máu căng lên, có thể gây thiếu máu ở khoang bụng, tim và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Chính điều này có thể dẫn đến nguy cơ chóng mặt, tim đập nhanh. Thêm nữa, người chưa ăn gì, bụng đói cồn cào, trống rỗng cũng không nên tắm lá mùi già vì dễ gây suy kiệt, ngất xỉu do cơ thể hạ huyết áp.

Tắm lá mùi già chiều 30 Tết là phong tục quen thuộc nhưng có 3 nhóm người không nên tắm kẻo hối chẳng kịp - Ảnh 4.

*Chú ý: Bạn không nên pha nước tắm lá mùi già quá đặc, hãy hòa loãng thêm nước ấm hoặc nước mát. Trước khi nấu nước lá mùi thì nên rửa thật sạch để loại bỏ hết các tạp chất, vi khuẩn bám trên bề mặt lá.

Nguồn: Sohu

https://ahadep.com/tam-la-mui-gia-chieu-30-tet-la-phong-tuc-quen-thuoc-nhung-co-3-nhom-nguoi-khong-nen-tam-keo-hoi-chang-kip-20220131141406859.chn