Các loại rau củ ngâm muối như dưa chua, dưa cải bắp, kim chi rất ngon, nhưng thường được khuyên không nên ăn quá nhiều. Thậm chí, nhiều trường hợp xảy ra tại Trung Quốc cho thấy, ăn dưa chua trong thời gian dài sẽ gây ra ung thư.
Lý giải về vấn đề này, trang Aboluowang cho rằng những bằng chứng về dưa chua hay rau củ muối gây ung thư là chưa đủ. Nguyên nhân là bởi có nhiều loại rau củ khác nhau, và cách ngâm cũng khác tùy theo từng vùng miền. Trong đó, thời gian ngâm, nguyên liệu thô, sự khác biệt trong thành phần quyết định rất lớn đến độ an toàn của món ăn.
Do đó, nói chung rất khó để nói rằng ăn dưa chua chắc chắn sẽ gây ung thư, nhưng ăn dưa chua không đủ tiêu chuẩn hoặc chế biến không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ gây ra ung thư.
Dưa chua có chứa chất nitrite rất độc, có thể gây ra ung thư?
Có một thực tế rằng trong dưa chua thường chứa nhiều nitrite, đây là một chất phụ gia thực phẩm phổ biến. Nếu ăn trong phạm vi cho phép thì nó sẽ không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu hấp thụ quá nhiều nitrite thì nó sẽ phân hủy protein trong dạ dày, tạo thành các nitrosamine, một chất gây ung thư mạnh và có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Ảnh: Natashaskitchen
Tuy nhiên, mọi người cần phải hiểu rằng quy trình sản xuất các loại dưa chua rất khác nhau. Không phải tất cả dưa chua đều tạo ra nitrite. Ví dụ, dưa chua nếu được lên men nghiêm ngặt với vi khuẩn axit lactic tinh khiết thì nó có hàm lượng nitrite thấp.
Ngoài ra, hàm lượng nitrite của dưa chua cũng liên quan đến thời gian ngâm. Thông thường, hàm lượng nitrite sẽ giảm dần sau khi ngâm trong 2-3 tuần. Do đó, rau củ ngâm cấp tốc thường không nên tiêu thụ vì nó có thể chứa nitrite cao.
Dưa chua có giá trị dinh dưỡng không?
Trên thực tế, dưa chua vẫn giữ lại một số chất dinh dưỡng của rau quả, chẳng hạn như một số protein, canxi, magiê, các khoáng chất và chất xơ.
Tuy nhiên, so với rau quả tươi, hàm lượng và giá trị dinh dưỡng của dưa chua giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, vì hàm lượng muối quá cao nên nó không được khuyến khích ăn trong thời gian dài.
Ảnh: Bbcgoodfood
Trên thực tế, mục đích ban đầu của việc làm ra dưa chua là tăng thời hạn sử dụng của rau củ, để mọi người có thể ăn được rau củ khi trái mùa. Nhưng dưa chua cũng được yêu thích bởi cách làm đơn giản, giá thành rẻ, lưu trữ thuận tiện và hương vị độc đáo.
Những người không nên ăn dưa chua
- Bệnh nhân tăng huyết áp, suy thận, các bệnh về tim mạch và mạch máu não
Đối với căn bệnh này, bác sĩ thường khuyên nên ăn kiêng theo chế độ ít muối. Do đó, dưa chua chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng của bệnh nhân.
Ảnh: Yoycart
- Người có tiền sử gia đình mắc các khối u ác tính như ung thư dạ dày, thực quản, gan…
Dữ liệu khảo sát dịch tễ học cho thấy tiêu thụ lâu dài rau củ muối là yếu tố nguy cơ đối với các bệnh ung thư hệ tiêu hóa như dạ dày, thực quản ...
- Người mắc các bệnh về tiêu hóa như viêm hoặc loét dạ dày
Dưa chua thường không dễ tiêu hóa, nó sẽ kích thích tiết axit dạ dày và bệnh dạ dày trầm trọng hơn.
- Người già, phụ nữ có thai và trẻ em
Do hàm lượng muối cao, việc ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Đối với người cao tuổi không nên ăn dưa chua. Ngoài ra, nhắc đến chất dinh dưỡng và vấn đề an toàn thực phẩm, phụ nữ mang thai và trẻ em không thích hợp để ăn dưa chua.
Ăn dưa chua như thế nào mới tốt cho sức khỏe?
- Giảm tần suất ăn dưa chua
- Chọn dưa chua chất lượng, được sản xuất bởi những nơi uy tín.
Ảnh: Binkysculinarycarnival
- Không nên mua dưa chua số lượng lớn hoặc tự làm tại nhà.
- Khi ăn dưa chua, hãy giảm lượng muối nấu ăn, hoặc sử dụng dưa chua thay vì nấu muối trong quá trình nấu.
- Dưa chua tự làm phải được ngâm đủ thời gian.
- Dưa chua nên được lưu trữ trong gốm hoặc thủy tinh,không nên cho vào thép không gỉ.