Trước kia, đau lưng chỉ thường xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi do khả năng hấp thu canxi của cơ thể kém, xương khớp bị thoái hóa theo tuổi tác. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn người trẻ, những người thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử, đặc biệt là nhân viên văn phòng lại trở thành đối tượng bị đau lưng phổ biến hơn cả.
Nhiều người cho rằng điều này chính là do thói quen ngồi lâu 1 tư thế, cúi gập người bấm điện thoại, máy tính hay tư thế nằm ngủ sai cách của giới trẻ... đã khiến ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau lưng hơn là bạn tưởng.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
"Đau lưng có rất nhiều nguyên nhân, không phải cứ đau lưng là bị bệnh cột sống. Ví dụ, khi đau lưng, chúng ta có thể bị:
- Các bệnh lý về thận vì thận nằm 2 bên cột sống cũng có thể gây đau lưng;
- Bệnh lý của đại trực tràng do nó xoay quanh và vắt ngang cột sống lưng;
- Các bệnh lý trong ổ bụng;
- Bệnh lý của phần phụ, chẳng hạn phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt có thể bị đau lưng, đau bụng dưới;
- Bệnh lạc nội mạc tử cung (ở nữ giới);
- Bệnh lý của cột sống...
Do đó, chúng ta không nên nghĩ rằng cứ đau lưng là do cột sống. Tuy nhiên, khoảng trên 50% trường hợp đau lưng là do cột sống có vấn đề".
Khi bị đau lưng, chúng ta cần đi khám ở đâu?
BS. Khánh nhận định: "Điều này phụ thuộc vào đặc điểm đau lưng của bạn".
Ví dụ, nếu bị đau chính giữa lưng (có thể chạy xuống đau ở 1, 2 chân) hoặc đau lưng kèm theo đau mông, đau chân, tê chân 1 hoặc 2 bên thì có khả năng là bệnh cột sống, lúc này bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa cột sống. Trong trường hợp đau lưng không phải ở chính giữa mà đau ở 2 bên cánh chậu thì có thể bạn bị viêm khớp vùng chậu, bạn cần đi khám với bác sĩ chuyên khoa cột sống hoặc xương khớp.
Ảnh minh họa: Colombia Asia
Nếu bị đau lưng ở 2 bên kèm theo triệu chứng rối loạn đại, tiểu tiện thì có thể bạn bị sỏi thận hoặc các bệnh lý về thận, cần đi khám thận tiết niệu trước, nội soi dạ dày đại tràng và đi khám ổ bụng. Và khi nữ giới bị đau lưng trong kỳ kinh nguyệt, kèm cảm giác đau vùng bụng dưới thì bạn nên đi khám sản phụ khoa.
5 dấu hiệu cảnh báo cơn đau lưng của bạn đang rất nguy hiểm
Khi bị đau lưng kèm theo 5 biểu hiện dưới đây thì bạn nên chú ý đến sức khỏe của cột sống nhiều hơn bởi có thể bạn đang phải đối mặt với các vấn đề nguy hiểm.
1. Đau dọc 1 hoặc 2 chân
Đau lưng đi kèm triệu chứng đau dọc 1 hoặc 2 chân thì khả năng cao là bạn bị thoát vị đĩa đệm, chèn ép thần kinh.
2. Tê bì 1 hoặc 2 chân
Điều này cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị chèn ép thần kinh.
Ảnh minh họa: silviathetraveler.com
3. Khó vận động, đi lại
Khi cơn đau làm cho bạn rất khó ngồi dậy, đi lại, khó lăn trở, đi tiểu, đi ngoài khó khăn thì chứng tỏ tình trạng bệnh không hề nhẹ.
4. Không thể đi bộ trên 500m
Khi đau lưng khiến cho bạn không thể đi bộ trên 500m, do hẹp ống sống khiến rễ thần kinh lưng bị chèn ép làm cho việc đi lại của bạn cực kỳ khó khăn.
5. Đứng không được quá 15 phút