Nhắc đến Nhật Bản, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến nền ẩm thực đa dạng và tinh tế, người Nhật rất kỹ tính từ khâu chọn lựa nguyên liệu đến việc bày trí thức ăn. Thông thường, một bữa ăn truyền thống ở đất nước này sẽ gồm cơm trắng, súp miso, hải sản và một loạt món ăn phụ từ rau củ quả.
Dù mức tiêu thụ gạo ở Nhật chỉ ở mức trung bình nhưng không thể phủ nhận rằng gạo là một thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người dân nước này. Gạo là thực phẩm chứa nhiều đường, làm tăng nguy cơ tiểu đường và béo phì, tim mạch... nhưng vì sao người Nhật Bản vẫn có tỷ lệ béo phì thấp, tuổi thọ cao bậc nhất thế giới?
Gạo là một thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người dân nước này.
Câu trả lời chính là: Họ có những nguyên tắc ăn uống vô cùng tinh tế mà mọi quốc gia đều cần học theo.
1. Bữa cơm của người Nhật chủ yếu là các món nhạt
Theo các khảo sát liên quan đến người cao tuổi sống thọ tại Nhật, hầu hết họ đều có thói quen ăn nhạt, nghĩa là ít dầu ít muối và ít gia vị hơn vì các nguyên liệu này sẽ làm mỡ bụng tích tụ nhiều hơn. Thay vào đó, họ thích giữ nguyên hương vị của thực phẩm càng nhiều càng tốt.
Thêm vào đó, người Nhật không ưa chuộng phương pháp nấu ăn chiên, nướng - đây đều là những cách chế biến đồ ăn tăng nguy cơ ung thư. Nhờ có quy trình bảo quản thực phẩm nghiêm ngặt, người Nhật chủ yếu thích đồ hấp, luộc và thoải mái ăn đồ sống mà không sợ ngộ độc. Với họ, chế biến đồ ăn càng đơn giản thì cơ thể càng nhận nhiều cellulose, vitamin, khoáng chất và các hoạt chất khác phong phú nhất... Như vậy, họ vừa có thể ăn no mà không sợ béo phì hay gây bệnh.
Người Nhật chủ yếu thích đồ hấp, luộc và thoải mái ăn đồ sống mà không sợ ngộ độc.
2. Người Nhật thích ăn cơm nguội
Điểm đặc biệt trong cách ăn cơm của người Nhật là họ hiếm khi dùng cơm nóng, họ thường để cơm nguội bớt rồi mới ăn bởi lúc này, cấu trúc của gạo sẽ thay đổi và hàm lượng tinh bột kháng sẽ tăng lên. Chất này không dễ tiêu hóa, khi vào trong cơ thể sẽ làm chậm sự hấp thụ glucose trong cơ thể. Chính vì vậy, lượng đường trong máu sẽ không tăng quá nhanh, giúp ổn định lượng đường trong máu.
Ngoài ra, cách ăn này giúp người Nhật cảm thấy no lâu, kiểm soát sự thèm ăn, và sau đó hạn chế lượng calo tiêu thụ trong ngày.
3. Người Nhật ăn cá nhiều hơn ăn cơm
Quốc gia Nhật Bản được bao quanh bởi biển, vì vậy hải sản và cá là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú của họ. Ước tính, mỗi người dân Nhật Bản ăn hơn 100kg cá mỗi năm - nhiều hơn cả mức tiêu thụ gạo, đồng thời đây cũng là quốc gia tiêu thụ hải sản lớn nhất thế giới.
Kể từ khi còn nhỏ, người Nhật đã quen ăn cá mỗi ngày, đặc biệt là các loại cá biển sâu như cá hồi, cá ngừ, cá thu... Đây đều là các loại cá chứa nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, kẽm, selen và axit béo không bão hòa.. giữ cho bạn có cảm giác no trong nhiều giờ với lượng calo tương đối ít. Ngoài ra, cá hồi cũng là một thực phẩm giàu axit béo omega-3, được chứng minh có khả năng làm giảm viêm, ngừa bệnh béo phì.
Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học Tufts (Mỹ), cá hồi chứa hàm lượng omega-3 cao, có thể giúp con người sống lâu, khỏe mạnh và chống lão hóa.
4. Người Nhật chỉ ăn một lượng cơm nhỏ trong một bữa
Người Nhật ăn cơm đều đặn mỗi bữa nhưng "chìa khóa" để họ không tăng cân đó là lượng cơm trong một bữa ăn không quá nhiều. Thay vào đó, họ ăn thêm nhiều thức ăn phụ, lượng cơm họ ăn thường chỉ vào khoảng 100g.
Ngoài ra, nguyên tắc ăn của người dân nước này là không bao giờ ăn quá no, họ "chỉ ăn no đến 8 phần" bởi việc ăn quá no sẽ gây tổn hại đến cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, thậm chí gây bệnh tiểu đường, béo phì, mỡ máu...
Người Nhật ăn cơm đều đặn mỗi bữa nhưng "chìa khóa" để họ không tăng cân đó là lượng cơm trong một bữa ăn không quá nhiều.
5. Sau khi ăn cơm, họ thường xuyên vận động
Kể từ khi còn nhỏ, một đứa trẻ ở Nhật Bản đã được rèn luyện về thói quen tập thể dục và vận động cơ thể. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, hơn 98% trẻ em Nhật đi bộ hoặc đi xe đạp tới trường. Các nhân viên văn phòng Nhật Bản cũng dành nhiều thời gian hơn để đi lại mỗi ngày, trung bình nhân viên văn phòng dành một hoặc hai giờ mỗi ngày để đi bộ, đi xe điện và đi xe đạp.
Đặc biệt, nhiều người Nhật rất thích phương pháp "đi bộ 10.000 bước mỗi ngày" và một số nghiên cứu cho rằng đây cũng là một trong những yếu tố quyết định tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản.