Mới đây nghệ sĩ Cát Phượng chia sẻ do cô kẹt dự án nên ngày Giỗ Tổ nghiệp của nghề không đi chợ búa, mua hoa quả và làm cỗ dâng cúng Tổ nghiệp được nên một tay ông xã Kiều Minh Tuấn lo hết. Nữ nghệ sĩ khoe những hình ảnh mâm cỗ cúng tươm tất và bàn thờ được chuẩn bị chu đáo và tự hào: "Anh ấy nấu nướng và trang trí đó cả nhà ạ. Cả nhà thấy đẹp mắt không nè?"
Nhưng cô cũng hài hước hỏi thử đồng nghiệp Nguyễn Tiến Luật để "thẩm định" chồng mình: "Đàn ông mà khéo léo trang trí đến nấu ăn vậy có 'bê đê' không vậy?", Cát Phượng đùa.
Trong khi đó, Kiều Minh Tuấn cũng bày tỏ đã hoàn thành nhiệm vụ vợ giao để bà xã yên tâm đi làm: "Vừa kịp mời cơm ông! Nay cúng mặn... mong năm nay anh em đồng nghiệp khởi sắc, mặn mà và bình an. Hoàn thành nhiệm vụ đã giao rồi nha, em yên tâm đi làm nha, Cát Phượng".
Vợ đi làm, Kiều Minh Tuấn ở nhà được giao nhiệm vụ làm cỗ cúng.
Cuối cùng anh làm bà xã cũng ngạc nhiên khi không chỉ chu đáo, đầy đủ mà còn vô cùng đẹp mắt.
Mâm cơm cúng Tổ nghề do nam diễn viên tự tay làm gồm gà luộc được trang trí với ớt tỉa hoa, tắc (quất) và nhiều loại rau thái sợi đủ sắc màu, giò, chả cũng được sắp xếp hình hoa, thịt kho, canh, cơm trắng và mắm muối.
Bát canh hầm xương đuôi khiến nhiều người thắc mắc được nấu với trái gì. Theo nhiều cư dân mạng đoán đó có thể là trái dưa hồng.
Món thịt kho trứng do Kiều Minh Tuấn lên màu nâu vàng óng ả, bắt mắt.
Ban thờ phía trên còn có xôi, chè, bánh trái, trầu cau cũng được chuẩn bị khá khéo léo. Hiếm ai nghĩ đây là do tay một người đàn ông sắp xếp.
Hoa quả cũng được sắp xếp theo kiểu dáng độc đáo.
Chia sẻ của Cát Phượng về việc chồng trẻ tự tay chuẩn bị cỗ cúng đã nhận được hàng nghìn lượt yêu thích và rất nhiều bình luận của người hâm mộ. Dân mạng thi nhau nhận xét: "Anh ấy quá chuyên nghiệp chị ơi", "Khéo hơn cả phụ nữ luôn, ngưỡng mộ quá"...
Có người cho rằng Cát Phượng hạnh phúc khi có được ông xã khéo léo, chịu khó như vậy: "Người đàn ông lý tưởng", "Người đàn ông chuẩn gia đình", "Chị ơi, khi làm bất cứ gì với tình yêu chân thành thì nó đều luôn đẹp và ngon vậy đó. Nhất là khi anh Kiều Minh Tuấn làm thêm cho cả phần của chị và tình yêu dành cho chị", "Người phụ nữ hạnh phúc là đây, bởi vậy chị trẻ đẹp mãi không già"....
Trong mâm cỗ cúng, gà cúng là lễ vật vô cùng quan trọng. Để luộc gà cúng ngon, đẹp, không bị nứt và da vàng bóng thì cần sự tỉ mỉ và cẩn thận trong cách luộc gà. Hãy cùng theo dõi cách luộc gà cúng cực chuẩn dưới đây: Cách chọn gà cúng ngon Nên chọn gà ta mào phải đỏ tươi nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, da căng vàng ức đầy, chân nhỏ nặng từ 1,2 kg - 1,4 kg là vừa, gà to quá bày không đẹp, thịt kém ngọt nhiều xương. Sờ thấy da gà mỏng, mềm, bóp nhẹ vào thân gà thấy thịt chắc, không nhão. Khi gà mua về cắt dây trói chân, thả vào chuồng hoặc vào lồng 2-3 giờ để gà đi lại cho máu không tụ ở chân, sau đó mới cắt tiết. Cách mổ gà cúng Có 2 cách mổ gà là mổ moi và mổ phanh, gà để cúng thường mổ moi vì sau khi luộc, gà sẽ đẹp hơn. - Mổ xong rửa sạch. Để khử mùi hôi, xát muối xung quanh thân và bên trong bụng gà sau đó rửa lại với nước. - Để gà khi luộc không bị tụt da, chặt rời phần chân gà bên dưới phần khuỷu chân để khi luộc, da gà co lại sẽ không bị rách. - Tiếp theo, xát nghệ toàn bộ con gà để khi luộc xong gà có màu vàng hấp dẫn, để sau 5 phút thì cho gà vào luộc. Cách tạo dáng gà cúng đẹp Dáng gà đẹp tạo nên sự sang trọng cho mâm lễ của mỗi gia đình. Có nhiều cách tạo dáng gà đẹp khác nhau như dáng cánh tiên, dáng gà chầu, dáng gà bay… Dưới đây là một số cách tạo dáng gà đẹp được nhiều bà nội trợ sử dụng: Cách 1: Tạo dáng gà chầu - Trước hết, lấy dao sắc rạch ở 2 bên cổ gà thành 2 đường rồi nhét cánh gà thông qua 2 đường này về phía miệng. - Lưu ý, nhét cánh thật khéo léo để đầu cánh có thể thò ra bên ngoài miệng. Cách 2: Cách tạo dáng gà cánh bay - Bạn chỉ cần nhẹ nhàng bẻ 2 cánh gà vắt lên lưng rồi dùng dây để buộc cố định tại phần khớp xương cánh. - Một sai lầm rất nhiều người mắc phải khi luộc gà cúng bằng cách này chính là buộc quá chặt khiến cho da gà bị rách trông rất mất thẩm mỹ. Cách luộc gà cúng ngon, da vàng, không bị nứt Bước 1: Chuẩn bị- Hành tím, muối, gừng, bột nêm và bột nghệ. - Nồi to sâu lòng để luộc gà. Bước 2: Luộc gà - Đặt gà vào nồi phần bụng gà hướng xuống dưới. Cho nước lạnh sao cho ngập gà, đun dần trên lửa to thì gà sẽ không bị đỏ xương. Sau đó thêm hành tím (khoảng 20g), vài nhánh hành củ và 1 muỗng cà phê muối, thêm vài lát gừng và chút xíu bột nêm. Hương vị của hành, gừng sẽ giúp nước luộc thơm ngon hơn. - Khi nồi gà luộc sôi, bạn nên vặn nhỏ lửa để tránh thịt ở đùi gà bị co tụt làm gà cúng sẽ bị xấu. Sau khi nồi gà sôi khoảng 5 phút thì vặn nhỏ lửa rồi đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. - Không vớt gà ngay ra mà ngâm tiếp khoảng 10 đến 15 phút để gà chín đều từ bên trong, không bị nứt. Khi sôi dùng thìa hớt bọt cho nước gà trong veo, gà không bị thâm. - Sử dụng tăm nhỏ để xiên vào giữa đùi gà. Nếu thấy gà chảy nước ra màu trắng thì có nghĩa gà đã chín. - Bạn vớt gà và cho luôn vào nồi nước lạnh để cho tới khi gà nguội hẳn mới đặt ra đĩa. Với cách luộc gà cúng ngon này, phần da gà giòn và không bị khô, xỉn màu, nát. - Một mẹo nhỏ để gà cúng có màu vàng ươm đó là quét lên da gà một lớp mỡ gà pha với bột nghệ. Bày gà cúng Khi chuẩn bị mâm cỗ cúng, phải đặt gà cúng lên đĩa to, tháo dây buộc (nếu có), bầy ngay ngắn trên đĩa, tiết lòng đặt dưới bụng gà, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ. Nếu là cúng giao thừa thì phải đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Hành Khiển cai quang năm mới đi qua, cách đặt gà cúng như vậy còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình. |