Tết Đoan Ngọ khó mấy cũng nhớ dâng cúng 3 món này để gia tiên phù hộ, gia chủ đắc lộc rước may mắn

Trên mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ chắc chắn không thể thiếu 3 món đặc trưng được liệt kê ngay dưới đây.

Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt. Vào ngày này, các gia đình dù bận bịu mấy cũng sẽ dành thời gian sắm sửa lễ vật dâng cúng tổ tiên.

Tùy thuộc vào văn hóa, quan niệm của từng vùng miền, địa phương mà lễ vật dâng cúng Tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác biệt. Ở một số nơi người ta còn chuẩn bị thêm chỉ ngũ sắc để đeo cho các em bé hoặc đi hái lá mồng năm.

Mâm cỗ Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Loan Trần

Tuy nhiên, có một số món mà hầu hết gia đình nào cũng chuẩn bị là:

1. Rượu nếp

Mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ không thể nào thiếu đi rượu nếp. Những hạt cơm nếp căng mẩy được lên men nhiều ngày tỏa mùi thơm hấp dẫn. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm đặc trưng khó có thể cưỡng lại.

Sở dĩ cơm rượu nếp trở thành lễ vật đặc trưng của Tết Đoan Ngọ bởi chúng có vị cay, nóng hơi chua và đắng. Người ta tin rằng, khi ăn loại thực phẩm có những hương vị trên sẽ tiêu diệt được toàn bộ sâu bọ trong cơ thể. 

Không chỉ vậy, rượu nếp làm từ gạo - biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Dâng cúng món ngon làm từ loại lương thực này trước là để báo cáo với tổ tiên, thần linh, sau là cảm tạ vì bề trên đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa.

Để nấu cơm rượu nếp dâng cúng Tết Đoan Ngọ không khó. Bạn có thể mua sẵn hoặc tham khảo cách làm sau đây.

1. Gạo nếp vo sạch, ngâm khoảng 4 - 5 tiếng rồi đem đi đồ chín.

2. Cơm nếp chín, bạn xới ra đĩa cho nguội.

3. Men rượu chọn loại men bắc (có hình tròn) đem nghiền nát rồi lọc qua rây để loại bỏ trấu.

4. Rắc men lên trên cơm rồi trộn thật đều. Cho phần cơm trộn men vào lọ có nắp đậy rồi ủ chừng 3 - 5 ngày là có thể lấy ra ăn. Để tránh cơm rượu bị lên men quá gây ra vị cay khó ăn, sau 5 ngày bạn hãy bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

2. Bánh tro

Ngoài cơm rượu nếp thì bánh tro là một món ăn không thể thiếu trên mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Theo Đông y, bánh này có vị nhạt, tính mát nên cực kỳ dễ tiêu. Đặc biệt giúp bổ âm, thanh nhiệt, lợi tiểu, thải độc hiệu quả.

Trước kia bánh tro được gói thành hình tam giác. Bởi theo thuyết ngũ hành, hình này đại diện cho hành Hỏa sẽ tương sinh với hành Thổ của lớp bánh bên trong. Ngoài ra, bánh tro cũng có màu sắc biểu trưng cho màu của đất.

Bánh tro ăn rất ngon và cách làm cũng vô cùng đơn giản.

1. Gạo nếp vo nhiều lần rồi ngâm cùng với nước tro tàu tối thiểu 20 tiếng. Dùng tay bóp nhẹ hạt gạo, nếu thấy hạt vỡ ra là đã đạt.

Xả phần gạo ngâm nước tro nhiều lần với nước cho tới khi sạch hoàn toàn thì bỏ vào đây vài hạt muối. Dùng tay trộn đều lên để cho ráo nước.

2. Lá chít/lá giang bạn rửa sạch, lau khô, cuộn thành hình phễu rồi bỏ gạo nếp vào. Gấp mép lá lại sau đó dùng lạt buộc lại cho thật chắc.

3. Xếp bánh tro đã gói vào nồi, thêm nước ngập mặt bánh rồi luộc từ 3 - 5 tiếng là bánh chín. Lưu ý, bạn nhớ kiểm tra thường xuyên, nếu thấy nước cạn thì nhớ thêm nước sôi vào nhé.

4. Bánh chín, bạn vớt ra rửa sạch với nước rồi đặt lên rổ để ở vị trí thoáng mát.

5. Bánh tro ăn khi nguội là ngon nhất. Miếng bánh có màu nâu trong vắt vô cùng đẹp mắt. Khi ăn, bạn cảm nhận được vị mát lạnh, thơm dẻo của gạo nếp. Bánh chấm cùng mật mía hoặc đường là ngon nhất.

3. Vải mận

Bên cạnh 2 món ăn trên, mâm cúng Tết Đoan Ngọ còn có thêm mận, vải - 2 loại quả đặc trưng của tháng 5 nói riêng và mùa hè nói chung. Tương tự như rượu nếp, người xưa cho rằng buổi sáng mùng 5 tháng 5 ăn mận cùng vải sẽ giúp diệt sạch sâu bọ trong người.

Tuy nhiên, vì diệt sâu bọ thường vào buổi sáng nên bạn cần ăn lót dạ bún/cháo/phở hoặc bánh rồi mới thưởng thức vải, mận. Bằng cách này, bạn sẽ bảo vệ được sức khỏe cho dạ dày của mình.

Lưu ý, khi chọn mua mận, vải cần lựa những quả tươi ngon. Mận chín có màu đỏ sẫm hơi ngả sang tím. Vải chín đỏ, vỏ căng, không sâu đầu.

Hơn 30 món cơm cữ ngon mắt đưa miệng bà ngoại nấu cho con gái sau sinh, mẹ bỉm sữa nhìn chỉ biết ước